Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Huyền Thoại Kỳ Bí Ở Thất Sơn - Phần 5 - Ăn Chơi là Chính

Huyền Thoại Kỳ Bí Ở Thất Sơn - Phần 5

 Ăn Chơi Là Chính


http://images.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/268/651268.jpg

Tôi lái xe xuôi dọc theo con đường ôm quanh núi Dài. Con đường này sẽ đưa tôi trở lại Tri Tôn thành một vòng khép kín. Hai bên đường ruộng lúa xanh thẳng tắp đến tận chân núi. Trời xanh gió mát, lòng tôi phơi phới. Hít một bầu không khí trong lành hiếm có của vùng hoang sơ cảm nhận vị mát và thanh len vào từng nang phổi. Thỉnh thoảng xe tôi đi vào những cánh đồng thốt nốt trồng đều đặn trên nền cỏ xanh xa tít tắp.



http://sotaydulich.com/userfiles/image/2011/08/22/Sotaydulich_Doc_mien_dat_nuoc_Ve_That_Son_tham_quan_nui_Cam_01.jpg 
( cánh đồng thốt nốt )
Lễ Hội Đua Bò Bảy Núi

Thất Sơn là vùng biên giới với Campuchia nên có sự giao thoa về dân cư, giao thoa về văn hóa, về phong tục tập quán giữa 2 nước. Điển hình là lễ hội đua bò Bảy Núi được tổ chức hàng năm tại Tịnh Biên. Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer, Nam bộ. Mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, trong đó có lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hóa, môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi, An Giang.
Vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch hằng năm, người dân tộc ở đây có lễ cúng ông bà gọi là Lễ Đôn Ta. Trong thời gian này người ta tổ chức lễ hội đua bò tại sân đua bò xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Sau lưng một ngôi chùa lớn-chùa Thamit.
Các đôi bò không chỉ đến từ các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn thuộc nội tỉnh An Giang; mà còn các huyện lân cận như Kiên Lương, Hòn Đất tỉnh Kiên Giang và huyện KiriVong tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia.
Để chuẩn bị cho cuộc đua bò, người ta chọn một khoảnh ruộng bằng phẳng, chiều dài chừng 200 m, ngang 100 m có nước xăm xắp, được “trục” xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao.

http://s24.postimg.org/7rcd0immt/9720418997_119d40c949_o.jpg
 (Lễ hội đua bò Bảy Núi)

Trước khi vào cuộc đua, họ chọn từng đôi bò với nhau, bốc thăm ai sẽ đi trước, đi sau. Nếu trong khi đua, đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua sẽ bị loại và đôi bò sau giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là thắng cuộc. Còn người điều khiển phải đứng thật vững nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa coi như thua cuộc.

Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng 30 cm, dài 90 cm, bên dưới là răng bừa. Người điều khiển bò cầm roi mây hoặc tầm vông có gắn đầu nhọn gọi là cây xà-lul. Khi bắt đầu lệnh xuất phát của trọng tài, người điều khiển chích mạnh cây xà-lul vào mông con bò, bò bị đau phóng nhanh về phía trước, quan trọng là phải chích cho đều cả hai con thì vận tốc của đôi bò mới quyết liệt và hấp dẫn.

  ( người điều khiển cầm xà-lul )

  (Một cuộc giằng co quyết liệt và hấp dẫn)

Mùa lũ  khiến  những người nông dân ngoài việc đổi ngôi thành ngư dân, họ còn đóng vai những “ hiệp sĩ” chân đất phi bò trên đường đua với tốc độ trên 80 km/h với cơn lốc bùn bắn tóe sau lưng. Đua bò ở Bảy Núi là một cuộc đua sau sân chùa của những con bò nhà nông, hàng ngày vẫn cày cấy cùng với người nông dân. Cuộc đua  bò  chỉ  đơn giản là kết quả  của  những trò chơi sau mùa gặt của những người nông dân, một mặt  nhằm giải trí  còn mặt khác tăng khả năng khéo léo trong việc điều khiển bò. Hai tài xế dùng roi tầm vông thúc đầu nhọn vào hông bò, kích cho bò  tăng tốc phi nước đại về đích với  cơn lốc bùn bắn phun tung tóe ra sau bừa gỗ, tốc độ có khi lên tới 70 đến 80 km/h.





http://www.hivietnam.net/vi/docs/2013/03/Cac-dia-diem-tham-quan-o-An-Giang_40.jpg
(tốc độ có khi lên tới 70 đến 80 km/h)

Video Clip về tốc độ 80km/h đến khó tin:


 Sáng sớm bà con đã có mặt đông đảo tại địa điểm đua bò. Có người ở cách xa hàng vài cây số cũng mang theo cả xoong, nồi, mắm, muối nấu ăn tại chỗ để xem cho trọn vẹn cuộc đua. Chỗ xem cũng không cần cầu kỳ như xem bóng đá, đua ngựa hay một số môn thể thao khác, chỉ cần đứng ở vị trí hơi cao so với mặt sân đua hay leo lên bờ bao là đủ. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc không khí lúc nào cũng tưng bừng và hào hứng, tiếng vỗ tay, reo hò, sôi nổi cổ động dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi hoặc những pha về đích gay go, quyết liệt. Làm cho các phum, sóc sôi nổi trong dịp lễ hơn.
Về Xã Vĩnh Trung xem đua bò xong, người ta còn tranh thủ thưởng thức món đặc sản quê dân dã nhưng không kém phần độc đáo, đó chính là Bánh Canh Vĩnh Trung.

Bánh Canh Vĩnh Trung

Đặc sản bánh canh Bảy Núi nức tiếng gần xa, sẽ là thiếu sót nếu du khách không dành chút thời gian để thưởng thức món đặc sản dân dã nổi tiếng phố núi Tịnh Biên. Bánh canh Vĩnh Trung được làm từ loại gạo rất đặc biệt, xin được giới thiệu sơ qua cho các bạn rõ.

Ở Thất Sơn có một giống lúa gạo thơm quý giá của người Khmer được xem là có một không hai. Gạo Neang Nhen, tiếng Việt dịch là Nàng Nhen, tương tự cách gọi gạo Nàng hương, Nàng Xuân hay nàng Thơm chợ Đào của người Việt.

Loại đất pha cát bao quanh chân núi được xem là nơi duy nhất trồng được giống lúa này. Lúa Neang Nhen chịu hạn tốt, ít bị sâu bệnh, không cần phải sử dụng nhiều phân vô cơ và thuốc bảo vệ, sử dụng phân bò là chính, phát triển tốt dựa vào nguồn nước mưa. Vì thế, lúa gạo Neang Nhen có giá trị đặc biệt mà không có bất kỳ loại lúa gạo nào có được.
Gạo Neang Nhen thơm có thân hạt gạo thon dài, bóng, trắng đều, tỉ lệ tấm thấp, bền, không bị gãy vỡ trong quá trình xay xát. Sau khi nấu chín, cơm nở theo chiều dài, nguyên vẹn và không bị đứt khúc, có vị ngọt dịu, mùi thơm đặc biệt pha trộn giữa mùi hương lúa mới và hương vị ngọt ngào của hoa đồng nội. Neang Nhenn được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến, trở thành một giống lúa đặc sản của tỉnh An Giang.

 http://www.raovat123.com/app/raovat123/uploads/8/267361/bdf012100827466ba3187830ac1df7e8.jpg
 Đặc sản gạo Neang Nhen (Nàng Nhen) đã đóng gói

Tôi chả biết Nàng Nhen là nàng nào và cũng không biết gạo của nàng chất lượng ra sao. Nghe đâu gạo này năng suất không cao và giá thành mắc gấp đôi gạo thường. Nhưng tôi đặc biệt thích nhất cái khoảng chịu hạn tốt, kháng được sâu bệnh, không cần bón phân, xịt thuốc, sau mới đến hương vị thơm ngọt của loại gạo đặc sản phố núi này. Đây có thể xem là sản phẩm an toàn của thời hóa chất bao vây như hiện nay. Nếu có điều kiện tôi sẽ ăn cơm bằng gạo này hằng ngày là bảo đảm sức khỏe. Đó là nguyên liệu chính để làm nên món bánh canh nức tiếng mang tên miền đất Vĩnh Trung kia.

Cách đây hàng chục năm, cô Neang Oanh Na (chắc là Nàng Oanh Na còn gọi là nàng Út Oanh Na) vì mê hương vị gạo thơm Neang Nhen nên cất công chế biến bánh canh từ loại gạo ngon trời đất dành cho vùng đất núi này. Món bánh canh giò heo với nước súp mùi vị đậm đà, cọng bánh thơm ngon, giá bình dân đã nhanh chóng thu hút khẩu vị người bản xứ. Ban đầu, chị nấu để bán ở sóc, phục vụ khách tại chỗ. Bánh canh ngon, khách ghé ăn và đồn đãi nên bánh canh của nàng Út Oanh Na trở nên nổi tiếng.



Ban đầu, bánh canh Neang Oanh Na chỉ ăn với cá lóc đồng. Theo đà ăn nên làm ra,  Neang Oanh Na tiếp tục chế biến món bánh canh cá, tôm, canh gà và nay là bánh canh thập cẩm cá tôm, giò heo, gà, chả, tôm khô, mực. Bánh canh Neang Oanh Na thu hút khách du lịch, Việt kiều, dân bản địa bởi nó có điểm lạ so với bánh canh khác, cọng bánh không tròn mà lại dẹp! Bột gạo nhồi ra từ hạt gạo thơm thuần khiết nên cọng bánh dẻo dai cắn cái nghe thơm thơm đầu lưỡi.

 

Bánh canh giò heo
 (Bánh canh Vĩnh Trung- giò heo)


Bánh canh bò viên

(Bánh canh Vĩnh Trung - bò viên)



 Đóng

 (bánh canh Vĩnh Trung-thập cẩm giò heo, gà, bò viên..)


Nước súp ninh nhừ từ xương heo, xương gà, cá đồng, tôm hòa quyện lại với cọng bánh đã thấm đậm ớt cay, ngò gai, lá hành tạo ra dư vị mặn mà khó quên. Song cái độc đáo của bánh canh Neang Oanh Na là ở chỗ nước mắm chấm đặc chế, bánh canh Neang Oanh Na mà chấm với nước mắm thường thì mùi vị lợt lạt, cọng bánh thấm vào đầu lưỡi chẳng còn vị đậm đà. 

Tôi làm một tô bò viên-giò heo xong vẫn còn thấy thòm thèm, đành gọi thêm tô thập cẩm. Vừa ăn vừa nhâm nhi thưởng thức. Quả là bình dị dân dã nhưng vô cùng độc đáo. Nước lèo quá đậm đà với đủ chất ngọt từ xương, cá, mực, gà làm tôi mê mẩn. Sợi bánh ngọt, dai và thơm hương đồng cỏ nội ngào ngạt cả cổ họng. Tôi gắp một ít thức ăn chấm vào nước mắm rồi thử, quả thật là không chê vào đâu được. Trên cả tuyệt vời.


Ngon, lạ miệng, giá lại rẻ từ 10.000-25.000 đồng/tô, bánh canh Neang Oanh Na được chủ nhân thuận cho các quán Vĩnh Trung phổ biến thành món ăn đại trà phục vụ du khách, dân bản địa... Lần hồi món bánh canh Neang Oanh Na được gọi bằng cái tên chung chung là bánh canh Vĩnh Trung. Tiếng bánh canh Vĩnh Trung đã vượt ra khỏi phum sóc, đến với các đô thị lớn, vào các nhà hàng sang trọng. Nhiều thực khách chỉ biết đến địa danh chứ ít người biết được tường tận xuất xứ món ăn. Tới xã Vĩnh Trung bạn có thể thưởng thức bánh canh đặc sắc này mỗi quán đều treo bảng "Bánh canh Vĩnh Trung".

  

Hiện nay Nàng Út Oanh Na vẫn còn bán món này tại quán của mình. Cách chợ Vĩnh Trung chừng 100m -300m về phía núi Cấm, cạnh tỉnh lộ 948 bên phải, quán mang bảng hiệu  đơn giản đề chữ Bánh canh Vĩnh Trung Út Oanh Na . Đây là quán "gốc" theo ý nghĩa và chất lượng truyền thống của món bánh canh. Quán bày biện đơn sơ chuyên bán bánh canh Vĩnh Trung, mở cửa phục vụ du khách gần như suốt ngày. Xung quanh đó, còn một số quán khác cũng bán bánh canh Vĩnh Trung nằm rải rác phố núi Tịnh Biên như Bánh Canh Mỹ Tiên và Út Diễm nhưng không ngon bằng. 


Quán Út Oanh Na luôn đông khách, nhất là vào buổi chiều đến tối. Có những khách vượt 20-30km đến ăn bánh canh. Quán đông, thường xuyên có nhiều đoàn du khách ghé ăn nhưng chủ không “chặt chém”, phục vụ tận tình. Với phong cách bình dị và niềm nở của người dân tộc, quán bánh canh từ lâu vốn đi liền với tên của một xã có đông đồng bào dân tộc Khơme sinh sống, đã khẳng định vị trí của mình trong những món ăn mang phong cách địa phương vùng núi này.


Tôi vừa chạy vừa để tâm tĩnh lặng theo dõi hơi thở chẳng mấy chốc đã đến Tri Tôn. Trong lúc vào cây xăng đổ nhiên liệu, tôi tranh thủ tìm trên định vị và hỏi thăm nơi bán món đặc sản kế tiếp- Món Cháo Bò Tri Tôn. Người ta chỉ ở Chợ Tri Tôn, tôi tìm mãi chả thấy. Người khác chỉ chạy ngược về núi Cấm vừa qua cầu 1 lát là có quán bên tai phải. Tôi đi như chỉ dẫn thì đến chợ Cây me, tôi mới tìm thấy. Thoạt nhìn, tôi thấy nơi bán chả cỏ vẻ ngon lành gì, chỉ là cái bàn thấp lè tè với vài ba cái ghế con bên vỉa hè. Tôi nghĩ cũng chẳng còn sự lựa chọn nào khác đành phải vào ngồi ăn cho bõ công tìm vất vả. Cho đến khi người bán hàng mở nắp cháo ra, một mùi thơm ngát của bò cỏ sữa và một loại mùi trái gì đó rất lạ bay thẳng vào mũi kích thích ngay cái bụng đang thèm ăn làm tôi phải lật đật chú ý.

Cháo Bò Tri Tôn

Muốn có một tô cháo bò thật ngon trước hết người làm phải chọn cho được thịt bò bản địa (bò nuôi tại vùng Bảy Núi), đặc biệt bộ lòng phải làm thật kỹ và thật sạch. Còn tôi thì muốn có một tô cháo bò thật ngon thì chỉ cần tìm cho ra cái quán nấu ngon nhất vùng mà thôi.
Tuy mỗi người có cách chế biến khác nhau, nhưng tô cháo bò nào cũng là tổng hợp của gạo,thịt, gân, đồ lòng và gia vị đi kèm là hành, ngò, gừng xắt nhỏ và các loại rau thơm như mò om, ngò gai. Nồi cháo muốn ngon phải luôn bắc trên bếp than hồng và bộ lòng sau khi luộc chín nên để riêng ra. Sáng sớm tìm chốn điểm tâm mà có được chỗ thưởng thức tô cháo bò thơm ngon, với những miếng thịt chín tái ửng hồng và mấy khoanh lòng trắng đục thì coi như bạn sảng khoái cả ngày. 
Ăn cháo bò phải thong thả, bạn có thể nhẩn nha trò chuyện và từ từ nhâm nhi để tăng thêm cảm giác thèm ăn. Nếm một miếng nghe vị ngọt đậm đà, thơm ngon, khác hẳn với tô cháo lòng ở miệt đồng bằng rất xa. Ngoài việc nhẩn nha nhai những lát thịt bò thái mỏng chín tái ửng hồng trải trên mặt tô cháo, khách còn được thưởng thức cái ngon của lòng bò. Nào một miếng lá sách trắng đục chấm vào chén nước mắm gừng cho vào miệng vừa giòn vừa dai, nào miếng gan đăng đắng vị bùi, nào miếng phổi "phập phều" trong răng lạ miệng, và nữa những miếng phèo nhân nhẩn giòn dai, cùng miếng tủy bò béo ngậy, và lát huyết vừa mềm vừa ngọt đậm,  trong vị mặn cay của nước mắm gừng không thể chê vào đâu được. Đầu lưỡi chưa dứt tê mê thì lại được tận thưởng cảm giác ngon ngọt của miếng huyết bò "tan" chậm trên mặt lưỡi. 

 
  (Tô cháo bò Tri Tôn , thịt bò, lòng bò rau sống và trái trúc)

Muốn cho hương vị thêm đậm đà, bạn có thể dùng kèm với giá sống và rau thơm, đặc biệt là trái trúc, một loại trái đặc hữu của vùng sơn địa Tịnh Biên và Tri Tôn. Múc từng muỗng cháo cho vào miệng, bao nhiêu vị tràn ngập trong kẽ răng, nhưng nổi bật nhất là vị chua thanh của nước trái trúc. Trái này giống như trái chanh nhưng nồng, the hơn nhiều. 

 http://www.thesaigontimes.vn/Uploads/Articles/96360/2f908_anh_2___la_va_trai_truc_dung_lam_gia_vi__cho_c_ac_mon_nau_o_vung_bay_nui.jpg
  (Trái Trúc một loại trái rất giống chanh nhưng ngon hơn)

Có thể nói trái trúc là “phần hồn” của tô cháo bò, dư vị chua thanh của nó sẽ thấm vào tô cháo và từng miếng thịt khiến cho người thưởng thức cảm thấy ngất ngây. Ai thích ăn chua cứ vắt thêm nước rồi thêm chút ớt, chút gừng đểvừa ăn vừa hít hà mới đã. Vị cay của ớt hiểm xanh (hoặc ớt sừng trâu bằm), vị giòn lạt của giá sống cùng mùi rau thơm sẽ khiến bao nhiêu "nặng nề" của thực phẩm hầu như tan biến hết. Tô cháo dần làm "hồi sinh" lục phủ ngũ tạng khách sau một đêm ngủ đầy sảng khoái trong không khí tốt lành của một miền quê núi. Cuộc đời sẽ càng thêm thi vị biết bao nếu như cạnh bên khách còn có vài người bạn chí cốt nhâm nhi ly rượu đế trắng sủi tăm trong một buổi chiều bảng lảng hay một buổi sáng đầy sương, lành lạnh...

Video Clip: Cháo bò trái trúc

Cháo bò là món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Ai đã dùng một lần khó mà quên được cái chất dân dã nhưng thật đậm đà và thú vị. Cháo bò Tri Tôn chỉ có ba nơi bán, mà nơi ngon nhất là bên hông chợ cây Me. Vừa lạ vừa ngon vừa bổ dưỡng vừa rẻ (chỉ khoảng 15.000 đồng/tô) nên cháo bò Tri Tôn được nhiều khách phương xa tìm đến. 

 Ngoài cháo bò Tri Tôn, trái Trúc còn được dùng làm món Gà hấp lá trúc cũng là đặc sản ở Tri Tôn.

Gà Hấp Lá Trúc

Theo ý tôi, bạn nên tìm thử món gà hấp lá trúc, món ngon khó cưỡng với hương vị đặc sắc mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu. Bàn về ẩm thực Bảy Núi, chỉ riêng món rau thôi cũng làm cho nhiều người choáng ngợp về sự giàu có của các loài thảo dã, loại nào cũng hấp dẫn, cũng tạo thêm mùi nhớ… Gà hấp thì đâu đâu bạn cũng có thể tìm gặp, thế nhưng độc đáo ở chỗ lá trúc khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác. Không phải lá trúc lá tre đâu mà đó là một loài cây đặc hữu của vùng Tịnh Biên và Tri Tôn này thôi. Thân cây cũng giống như cây chanh nhưng lá to hơn, trái có lớp vỏ xù xì, nước giống như nước cốt chanh tươi nhưng có vị the và chua hơn nhiều, dùng pha chế với nước mắm, nước cá rất thơm ngon. Lá trúc thì có vị the như lá chanh nhưng nồng và gắt hơn, đem xắt nhuyễn, rắc lên thịt gà luộc hoặc hấp và bò nướng sẽ tạo nên hương vị đặc trưng.

la truc Gà hấp lá trúc 
(Một nhánh trúc còn nguyên lá và trái)

Hiện cây trúc rừng rất quý hiếm vì chỉ còn một số ít trên các phum sóc của người dân tộc. Muốn có lá trúc người ta phải băng rừng leo núi vất vả lắm mới hái được những chiếc lá xanh nguyên vẹn. Chính vì mùi thơm độc đáo của lá trúc mà nhiều nhà hàng đã tìm tòi, trải nghiệm và chế biến thành những món ngon độc đáo phục vụ nhu cầu thưởng thức ngày càng tinh tế của con người, đặc biệt gà hấp lá trúc được coi là món “độc chiêu” của một số nhà hàng, quán ăn ở các huyện miền núi.

Muốn làm vừa lòng thực khách, trước hết phải chọn được gà tơ, loại gà vườn, làm sạch, để nguyên con, ướp gia vị  tiêu, tỏi, hành, bột nêm, bún, nấm, nước mắm hòn rồi đem hấp cách thủy cho đến khi da gà chuyển sang màu vàng tươm mỡ mới đạt yêu cầu. Để mùi lá trúc thấm vào thịt gà, trước khi hấp phải lót một lớp lá trúc dưới thân gà.

Gà khi ăn được chặt hoặc xé nhỏ, lá trúc xắt nhuyễn, rải đều lên thịt gà. Dưới đáy đĩa độn rau ghém bắp chuối, trang trí thêm vài chiếc lá trúc, cà chua, dưa leo, ớt… chỉ nhìn thôi cũng đã thấy ngon.

 
http://www.thdt.vn/WebMedia/TelevisionFiles/TVImages/3835/11052013_DSMSN_002.jpg
(Đặc sản gà hấp lá trúc-chấm muối ớt trúc)

Gắp một miếng thịt gà còn vướng vài sợi lá trúc chấm vào chén muối ớt pha nước trái trúc vừa chua chua vừa cay cay rồi nhai chầm chậm mới thưởng thức hết cái vị thơm ngon của món ăn vừa dân dã vừa sang trọng này.

Không chỉ có bấy nhiêu, khi mệt mỏi cần chút vị ấm, lá trúc còn giúp các tay đầu bếp tài hoa biến tấu thêm nhiều món ngon độc đáo khác như cháo gà nấu lá trúc…. Thưởng thức một lần gà hấp lá trúc – đặc sản Tri Tôn này, thực khách sẽ khó quên.

Hương Trúc

Tôi tìm trên mạng thì biết được, từ xa xưa, đồng bào Khmer ở đây đã biết trồng trúc để ăn trái và lấy lá làm thuốc. Cây trúc dễ trồng, sống rất khỏe, chịu hạn giỏi và cho trái quanh năm. Phổ biến nhất là họ dùng nước trái trúc pha trộn trong các món ăn như gỏi, canh, kho... Trong đó, độc đáo nhất là nước cốt trúc góp phần làm cho hương vị tô cháo bò ở trên thêm quyến rũ. Ngoài ra, không ít phụ nữ Khmer còn dùng trái trúc để gội đầu cho tóc mượt mà và không bị gàu. Hơn 20 năm trước, các lão nông Khmer ở đây đã biết cách dùng nước cốt trúc rơ miệng cho những con bò bỏ ăn vì bị bệnh đẹn ở lưỡi. Hoặc họ giã giập lá trúc, vùi xuống ao hồ để khử khuẩn, giúp cá mau lớn. Do vậy, một số bà con nông dân ở đây hiện đang trồng mới và bảo tồn những cây trúc cổ thụ để lấy lá bán cho các nhà hàng. 

Hương gây mùi nhớ. Nhờ những đặc tính kể trên nên có khoảng 15 hàng quán lớn ở vùng Bảy Núi, thị xã Châu Đốc và TP.Long Xuyên, An Giang đã dùng lá và trái trúc chế biến thành nhiều món ăn lạ miệng như lươn, ếch xào lá trúc, gà ta hấp lá trúc, cá lóc hấp lá trúc...Trong đó, “danh bất hư truyền” có thể kể đến món cháo bò Tri Tôn. Thế nên, dân sành điệu nhận định rằng, bạn về Tri Tôn ăn cháo bò mà thiếu trái trúc thì mất hết hứng thú. Nước cốt trái trúc thơm nồng đậm và lan tỏa khiến bạn mới nghe đã rạo rực, thèm ăn đến khó cưỡng. Đành rằng, thịt và lòng bò Tri Tôn thơm ngọt do dân Khmer An Giang có bí quyết nuôi vỗ béo riêng. Song chính hương vị trái trúc đã tạo nên hương sắc cho tô cháo bò ở đây.

Về những năm sau này, tôi có dịp dẫn 3 người bạn trở lại đây. Thưởng thức các món ăn từ Trúc và nhất là món Cháo Bò ở chợ Cây Me. Một anh bạn trong nhóm đã mê mẩn ngay hương vị của nó và tìm mua cho được 4 cây trúc cho 4 người  mang về nhà trồng. Nhà tôi thiếu đất trồng nên đã gởi nó ở nhà người Cô ở quê nhờ trồng giúp. Hy vọng sẽ có trái trúc ở những năm sau.

Zero Không Vô (còn tiếp...)


Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Huyền Thoại Kỳ Bí Ở Thất Sơn - Phần 4- Một Vòng Quanh Bảy Núi


Huyền Thoại Kỳ Bí Ở Thất Sơn - Phần 4
Một Vòng Quanh Bảy Núi





Thủy Đài Sơn

Đi vòng quanh núi Tượng, dõi mắt về hướng núi Dài để xem có hòn núi nhỏ nào không. Tìm mãi không thấy đâm chán, trên bản đồ địa phương thì chỉ án chừng nó thuộc cánh đồng Ba Chúc gần núi Tượng hướng ra núi Dài. Tôi bèn dò hỏi dân địa phương thì đến được một nơi giống như cái gò đất nhỏ. Nếu không có thổ địa dẫn đường tôi cũng không tin nó chính là Thủy Đài Sơn hay còn gọi là núi Nước.

Núi Nước là hòn núi nhỏ nhất, nhỏ hơn tất cả những ngọn đồi và núi khác, gần như đất bằng, cao không quá 50m, ở gần núi Tượng. Khi chưa có đê bao chống lũ, vào mùa nước nổi (khoảng tháng 8 đến cuối tháng 10 âm lịch), chung quanh núi này là một biển nước mênh mông, đỏ quạch phù sa. Vì lẽ đó, núi có tên là núi Nước. Ở núi có một ngôi chùa nên được gọi là Thủy Đài Sơn. Chùa tên là chùa Linh Bửu, do Ngô Lợi giáo chủ Tứ Ân Hiếu Nghĩa cho xây dựng vào ngày 9 tháng 6 năm Giáp Thân (1884).

Thủy Đài Sơn


Trong vùng có rất nhiều núi khác khá lớn như: núi Trà Sư, núi Phú Cường, núi Sam, núi Nam Vi... đều lớn hơn núi Nước nhưng không có tên trong Thất Sơn. Núi Nước được người xưa đặt tên và đưa vào Thất Sơn, có thể do sự tác động bởi những quan niệm thần bí, siêu nhiên trong dân gian...

Theo các tôn giáo trong vùng thì Thủy Đài Sơn chính là 1 cây "ếm", và chính đức Bổn Sư (người lập đạo Hiếu Nghĩa) đã mở cây ếm đó. Tương truyền trên đỉnh núi, thuở xa xưa ai đó đã chôn sâu một trụ đá khắc chữ Tàu, cốt để trấn ếm long mạch, nhưng sau này đã được Bổn Sư Ngô Lợi cho đào lên phá hủy, và sau nữa người ta dựng lên ở đỉnh một con rùa bằng đá và xi măng.

Rùa Đá trên Thủy Đài Sơn


Núi tuy nhỏ và có dáng dấp như một hòn non bộ lớn, nhưng núi cũng có một ít cây cổ thụ, một ít hang động nhỏ...

Cổ Thụ trên Thủy Đài Sơn


Len qua là những bậc thang của núi, để lên đỉnh - một tảng đá bằng phẳng, cây lâm dồ che rợp mát, đủ để hơn 20 người ngồi sinh hoạt tập thể, ngắm nhìn ra bốn phía ruộng lúa xanh tươi, hưởng trọn không khí trong lành, nhất là vào mùa nước nổi từ tháng 6 đến tháng 10 trong năm. Núi Tượng và quần thể khu di tích Nhà mồ, chùa Phi Lai, Tam Bửu, đồi Tức Dụp, quần thể căn cứ Ô Tà Sóc - núi Dài đều đã được công nhận di tích cấp quốc gia.



Ngọa Long Sơn



Núi Dài


Rời Ba Chúc, Tôi chạy dọc theo con đường nhựa đến Tri Tôn. Lúc này bên trái tôi là một ngon núi thật to và dài xa mịt mù. Tôi nhìn vào Googlemap thì thấy núi trải dài từ Đông sang Tây và hao hao dáng con rồng nằm ngủ. Không sai chạy tí nào tôi đã đến được điểm tâm linh kế tiếp: núi Dài.

Núi Dài còn có tên núi Dài Lớn, núi Dài Ba Chúc. Do có dáng như con rồng nằm nên còn có tên là Núi Rồng Nằm hán văn gọi là Ngọa Long Sơn. Đây là trái núi dài nhất trong Bảy Núi (khoảng 8.000m), cao 580 m, nằm dọc theo tỉnh lộ 955B thuộc bốn xã Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì của huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.



Núi Dài thuộc dạng núi dốc, được hình thành trong thời kỳ tạo sơn mãnh liệt nên núi có độ cao và có độ dốc lớn trên 25 độ. Đỉnh núi gần như bằng phẳng trải dài hơn 8km, khó xác định đâu là điểm cao nhất. Dù trên núi có hai di tích lịch sử quốc gia là điện Trời Gầm và đồi Ma Thiên Lãnh nhưng Ngọa Long Sơn vẫn là con rồng đang yên ngủ bởi chưa khai thác du lịch được. Xưa kia núi Dài từng đầy rẫy ác thú.

Tương truyền vào năm 1819, khi Thoại Ngọc Hầu huy động dân binh xuống đóng trại tại Ba Chúc, chuẩn bị đào kênh nối Châu Đốc - Hà Tiên, đêm xuống tuy người đông song lúc nào cũng phải nổi lửa hoặc đánh động để xua đuổi cọp thường lảng vảng xung quanh. Huyền thoại Thất Sơn còn nói tới con nưa chín mũi (giống như trăn nhưng mũi có tới chín lỗ nhỏ) hết sức hung dữ, có con thân mình to bằng cây cột nhà!

Con nưa


Núi Dài còn có rất nhiều nương rẫy, vườn cây ăn trái và thắng cảnh. Nhưng đặc biệt hơn cả đó căn cứ Ô Tà Sóc (suối Ông Sóc – theo tiếng Khmer là Tà), một di tích cách mạng đã được xếp hạng.

http://i1088.photobucket.com/albums/i330/yamahavui/Trang%20Ram%20Thang%208%20Tan%20Mao/PMT_0289.jpg
Ô Tà Sóc


Ô Tà Sóc có nghĩa suối ông Sóc, nằm trên điểm cao của núi Dài, thuộc ấp An Ninh, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, cách thị trấn Tri Tôn 11km. Đây là một vùng sơn lâm hiểm trở, cho nên từ năm 1962 đến năm 1967, nơi này là căn cứ của Tỉnh ủy An Giang với nhiều cơ quan trực thuộc...

Điện Trời Gầm


Ngoài Điện Trời Gầm, nơi đặt cơ quan Tỉnh ủy, còn có Điện Huỳnh Liên, Vồ Cò, Vồ Cỏ Xã...là nơi những cứ điểm quan trọng. Đặc biệt trên đồi Ma Thiên Lãnh, có hang rộng có thể chứa hàng nghìn người.


đường vào hang Ma Thiên Lãnh


Từ căn cứ địa này, Tỉnh ủy An Giang đã chỉ đạo quân và dân tỉnh đánh đuổi nhiều nhóm thổ phỉ và nhiều lần kháng lại các cuộc càng quét của quân đội Mỹ, quân đội Việt Nam cộng hòa...

Theo lời kể, một lần vào năm 1969, một tiểu đội tiền tiêu của Ðoàn 61, chủ lực Miền, bị máy bay đối phương ném bom làm sập miệng hang. Bảy chiến sĩ bị kẹt trong hang, lúc đầu đơn vị tiếp lương thực bằng cách dùng ống tre đưa sữa, cháo loãng... Mấy ngày sau, vì đối phương càn quét liên tục, đơn vị đành phải bỏ lại các đồng đội để rút về rừng U Minh...

Ðã có nhiều áng văn chương, thơ ca, nhạc cổ ca ngợi sự hy sinh ấy, như:



Chiều nay bên núi dốc núi
Tôi lặng lẽ cúi đầu
Thương những người chiến sĩ
Nằm lại dưới hang sâu.

Suốt một ngày bom dội
Cây rừng đổ ngổn ngang
Đất đá dồn trút xuống
Chặn lối vào cửa hang...

...Nay suối rừng vẫn chảy
Rừng xanh thêm từng ngày
Hồn người trong hang lạnh
Vẫn như còn đâu đây...

(trích Ở lại Ô Tà Sóc, thơ Trần Quang Mùi)

Để ghi nhớ các anh, và giữ yên chỗ các anh nằm lại mãi mãi. Ngày kỷ niệm 27/7/1997 ngành thương binh xã hội tỉnh An Giang, cùng địa phương xã Lương Phi, huyện Tri Tôn mở đường lên chót đồi này xây dựng bia tưởng niệm các anh. Thời gian qua có biết bao du khách về nguồn đều lên để cúng viếng các liệt sĩ vô danh ấy.

Trong quần thể của căn cứ Ô Tà Sóc có trên mười địa danh khác nằm trong lò ảng từ chân suối lên gần đỉnh như đội Bảo Vệ, hang Quân Y, Dân Y, hang Tuyên Huấn, Điện đài, Phụ Nữ, Cơ Yếu… và điện Trời Gầm làm văn phòng, hội trường Tỉnh ủy chứa gần cả trăm người ăn ở, sinh hoạt – Là đỉnh cao căn cứ, nằm trải dài theo lòng suối thiên nhiên, hang động kỳ bí, quanh co uốn khúc theo lò ảng hơn 1.000 mét từ chân núi lên, nếu ai đã có nép mình vào địa đạo Củ Chi, thì đây là địa đạo thứ hai vậy.

Cánh đồng rộng lớn dưới chân núi Dài


Tôi ôm cua 1 vòng rõ lớn quanh chân núi Dài , dân cư vùng này rất thưa thớt, chủ yếu làm ruộng sinh sống. Lát đát đây đó vài căn nhà trồng Thốt nốt và bán Thốt Nốt lạnnh giải khát, vào đây thì yên tâm là Thốt Nốt nguyên chất rồi. Tôi dừng xe bên một quán nhà lá đông khách học sinh đang ngồi nghỉ. Đúng như tôi dự đoán, Thốt Nốt ở đây ngon hơn hẳn đậm đà hương vị không bị pha.

Tôi ghé thăm chùa Tà Miệt ở bên đường dưới chân núi Dài. Là chùa Miên nên kiến trúc rất đặc sắc. Mang đậm phong cách Phật giáo pha trộn Hindu.




Núi Dài - Ngọa Long Sơn tuy nằm trong hệ thống Thất Sơn và đang sở hữu căn cứ Điện Trời Gầm, Ô Tà Sóc đã được công nhận di tích lịch sử quốc gia, nhưng trong cái nhìn của người làm du lịch An Giang, nó là chốn hoang vu, hiểm trở, ít tiềm năng. Chính nhờ vậy mà núi Dài còn giữ được nét nguyên sơ, hùng vĩ… 



Zero Không Vô còn tiếp...

Huyền Thoại Kỳ Bí Ở Thất Sơn - Phần 3 - Di Tích Bảy Núi

Huyền Thoại Kỳ Bí Ở Thất Sơn - Phần 3
Di Tích Bảy Núi

http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/media/photos/2008/2/dm385/6/P6-7-385-1.jpg


Vĩnh Tế Hà

Rời chợ Tịnh Biên, tôi tiếp tục xuôi theo con đường thẳng dọc bên bờ kinh thẳng tắp đi mãi. Bên trái tôi là dãi núi Cấm hùng vĩ mây lành che phủ mượt mà như gấm như lụa, tên Thiên Cẩm Sơn quả là không sai. Bên phải tôi là dòng kênh nhân tạo thẳng tắp như 1 cây thước kẻ. Như có linh tính tôi tra Googlemap và thốt lên: đây chính là kinh Vĩnh Tế lừng danh của xứ Thất Sơn này.

http://i190.photobucket.com/albums/z153/tuanrocker00/DSC009391.jpg
Kinh Vĩnh tế

Kinh Vĩnh Tế là con kinh đào dài gần 90km chạy song song với biên giới Việt-Campuchia kéo dài từ Châu Đốc (An giang) tới Hà Tiên (Kiên Giang) nối liền sông Hậu và sông Giang Thành. Kênh được đào vào năm 1819 thời vua Gia Long đến 5 năm sau mới hoàn thành.

http://farm5.static.flickr.com/4087/4990290276_e2767bfdcf_z.jpg
Sơ đồ toàn cảnh kinh Vĩnh Tế

Kênh được thực hiện dưới sự chỉ huy tổng trấn Vĩnh Thanh là Thoại Ngọc Hầu. Để hoàn thành công trình khó khăn này Thoại Ngọc Hầu đã huy động 80.000 dân binh khắp nơi. Bởi công việc ở chốn “đồng không mông quạnh”, nhiều “sơn lam chướng khí”; việc ăn uống, thuốc men thảy đều thiếu thốn, khiến số người chết vì bệnh tật, kiệt sức, vì thú dữ như sấu, rắn rít... quá cao. Nên khi làm xong công trình, số mộ phần của những người phu xây dựng đã được chôn cất thành nguyên khu vực lớn trước lăng của Thoại Ngọc Hầu ngày nay.

http://i198.photobucket.com/albums/aa216/PhanHong2/LangThoaiNgochau.jpg
Lăng Thoại Ngọc Hầu ở núi Sam

Vua cho phép Thoại Ngọc Hầu lấy tên vợ là Châu Thị Tế, dòng họ Châu vĩnh, đặt tên cho núi Sam là Vĩnh Tế Sơn và dòng kênh mới đào là Vĩnh Tế Hà

Từ khi có kênh Vĩnh Tế đã giúp cho sự phát triển của kinh tế trong vùng không nhỏ, mặt khác nó còn góp phần vào bảo vệ quan ải biên cương. Trịnh Hoài Đức cũng đã khen ngợi:" Vĩnh Tế Hà, tổng cộng dài 205 dặm rưỡi mà đường sông đi lại rất thông. Từ đó kế hoạch quốc gia về biên giới cũng như sự buôn bán của nhân dân cùng hưởng sự tiện lợi vô cùng."

http://farm3.static.flickr.com/2044/2281003700_ace3d01343.jpg?v=0
Kinh Vĩnh Tế ngày nay

Đến bây giờ, kênh vẫn còn giá trị lớn về các mặt trị thuỷ, giao thông, thương mại, biên phòng, thể hiện sức lao động sáng tạo xây dựng đất nước của nhân dân Việt và chính sách coi trọng thủy lợi để phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn. Giờ đây đi trên con đường xanh mát rợp bóng cây bên bờ kinh Vĩnh Tế lòng tôi không khỏi bồi hồi nhớ lại những gian khổ xưa thời khai hoang lập cõi. Khung cảnh trước mắt tôi có lúc đẹp không thể tả, một bên sông nước hữu tình, bên kia mây núi chụp hình về xem.

http://farm5.static.flickr.com/4113/4990392466_0b73f38cb2_z.jpg
Mây lành núi Cấm đẹp như Gấm Trời và núi Dài nhìn từ kinh Vĩnh tế

Ca dao có câu:

Kênh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên,
Ghe thuyền xuôi ngược bán buôn dập dìu.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhnlA7IlacuBf-2Pgzg0fKaM17MTv08dazNunghXbsmykbV9Y5pQAQHWRe1vhJFG052euto8COrFWCMGq7iFe-DQdu2VaXMzgZELyRIOzqZZcbUGzcHbZxCTgHldCy-sKYu3p80t5i62hS5/s400/DSC08347.JPG
Con đường dọc theo kinh Vĩnh tế

Tôi chạy xe dọc theo con đường ven kinh Vĩnh tế vượt qua cánh đồng bên dưới thung lũng núi Cấm, núi Dài, núi Tà pẹc. Vùng này con đường này là ven biên nên dân cư rất thưa thớt hầu như không có nhà ở. Ruộng đồng bao la bát ngát trải dài từ bờ sông đến tận chân núi. Tôi dõi mắt ra xa xa bên kia bờ sông là biên giới Campuchia nơi có những dãy núi cao to còn hùng vĩ hơn cả Thất Sơn. Không biết trong dãy đó có núi nào là núi Tà Lơn không vì xưa có câu: "Nhất Tà Lơn nhì ông Cấm". Ý ám chỉ 2 ngọn núi linh thiêng nhất vùng biên giới này.


http://farm5.static.flickr.com/4147/4989713747_d089efcec1_z.jpg
Từ kinh Vĩnh Tế nhìn về biên giới Campuchia

Hiện con đường vận chuyển hàng hoá đến cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên chủ yếu thông qua kênh Vĩnh Tế. Bởi tuy đã có đường bộ là tuyến quốc lộ 91 nhưng chất lượng rất kém nên các công ty vận tải thường lựa chọn đường thủy. Tuy nhiên, dưới lòng kênh Vĩnh Tế vẫn còn nhiều bãi đá ngầm nên tàu trên 250 tấn không vào được. Huyện Tịnh Biên đã đề xuất tỉnh An Giang hỗ trợ chi phí để tiến hành nạo vét lòng kênh. Dự kiến, công trình sau khi hoàn tất có thể cho tàu trên 500 tấn ra vào suốt năm. Hiện đã có nhà đầu tư đồng ý xây dựng cầu cảng bốc dỡ hàng hoá tại bến kênh Vĩnh Tế để giải phóng nhanh lượng hàng vào khu kinh tế cửa khẩu. Hy vọng với những thay đổi trên sẽ tác động tích cực đến vùng đất vẫn còn nghèo khó này.


Liên Hoa Sơn


http://www.photodep.com/photos/37/LOFWI_20090816161332b6c364c.jpg
Đường vào núi Tượng

Đang đi, tôi bỗng thấy ngọn núi thâm thấp rất gần bên trái có tảng đá to như hình đầu Voi phục. Tôi reo mừng trong bụng: "Chắc đây chính là điểm linh thiêng kế tiếp. Núi Tượng." Đến cây cầu có ngã 3 rẽ vào núi Tượng tôi men theo đó và tiến gần đến chân núi. Tôi ước lượng: cao khoảng 150m, dài hơn 500m, ngang hơn 300m.

http://farm5.static.flickr.com/4112/5055458993_cfd49ee476_b.jpg
Núi Tượng nhìn từ kênh Vĩnh Tế

Xưa người ta leo từ bên này núi qua bên kia núi có một chỗ quằn xuống gọi là đường quằn. Bên cạnh đường đi có một ao sen lá to như bánh xe bò, nên quen gọi là núi Hoa Sen. Hán Văn đọc là Liên Hoa Sơn.

Ngày nay, sen không còn nữa, vì núi có một vồ đá trông như đầu voi, còn thân mình là cả ngọn núi nên người ta gọi là núi Tượng. Núi Tượng là nơi tu hành mở đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa một hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương.

Ba Chúc

http://tranthevinh.vnweblogs.com/gallery/7689/137760-IMG_1837.jpg

Thị trấn Ba Chúc - cây dầu 300 tuổi - núi Tượng phía sau

Tôi vào thị trấn Ba Chúc, vùng Ba Chúc chủ yếu là vòng quanh núi Tượng, thung lũng nhỏ, cổ kính, có cảnh “trước miễu, sau chùa”, miễu (là đình làng độc đáo, thờ trăm quan đại thần) cất phía trước, chùa phía sau, kề sát nhau. Câu ca dao khá xưa, dễ gợi giây phút lâng lâng:

Dạo chơi trước miễu sau chùa.
Đụng người mua bán quê mùa thiếu chi.
Ở miền đất này đã xảy ra một số sự kiện lớn như:

Đạo nạn

Trước năm 1870, vùng núi này hãy còn hoang vu, nhờ ông Ngô Lợi (Đức Bổn Sư núi Tượng), người khai sáng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (gọi tắt là đạo Hiếu Nghĩa), dẫn dắt một số đệ tử vào vùng núi Tượng khai hoang lập những thôn ấp, mà sau này trở thành làng An Định, An Hòa, An Thành, An Lập; dựng chùa Tam Bảo, chùa Phi Lai khiến nơi đây ngày một trở nên đông đúc.

Từ 1876 - 1888, quân lính Pháp đã đến đốt phá, bắt bớ, tra tấn, tù dày những tín đồ ở làng An Ðịnh cả thảy bảy lần, tín đồ Hiếu Nghĩa gọi là “đạo nạn”. Ngô Lợi cùng với tín đồ đạo Hiếu Nghĩa kết hợp với nghĩa quân của Hoàng Thân Sivôtha (Campuchia) nổi dậy, nhưng bị Pháp nhanh chóng đưa quân vào trấn áp rồi còn cho đóng đồn dọc kênh Vĩnh Tế để dễ theo dõi, chế ngự. Lần đạo nạn này, Ngô Lợi phải cùng với nhiều tín đồ phải chạy sang Campuchia để lánh nạn. Đến khi trở về, nhà cửa, chùa chiền chỉ còn lại những đống tro tàn.

http://wikimapia.org/p/00/00/75/61/80_big.jpg
Cây dầu 300 tuổi tại An Định xưa

Một góc phố Ba Chúc tức thôn An Định xưa. Phía cuối đường là Núi Tượng.Nhưng bi thảm nhất là vào năm 1887 khi lính Pháp xử bắn 8 người, đày ra Côn Đảo 13 người. Người Pháp giải tán làng An Định cho sáp nhập vào làng Ba Chúc, thiêu hủy tất cả chùa chiền, nhà cửa và cưỡng bức nhiều gia đình gồm gần hai ngàn người già trẻ xuống tàu về quê quán...

Nói đến đạo nạn, kệ giảng của đạo Hiếu Nghĩa có những câu:
Lập an chùa miễu vững xong,
Bước qua Ất Dậu, gió giông ai tường.
Mã tà, Mã kỵ rần rần
Phá làng, phá xóm vang rền tứ vi.
Kẻ chạy, người ở thêm thương,
Cám nổi đoạn trường chua xót đắng cay…
(trích Chánh Tăng Phật tích)

Đang miên man, tôi bất chợt ớn lạnh rùng mình khi nghĩ về trận chiến năm xưa cũng tại vùng này Khơme đỏ đã tràn qua diệt chủng dân ta vô số. Nguyên xã Ba Chúc bị bắt giết gần hết, người lớn thì bị giết dã man, phụ nữ bị cưỡng hiếp, con nít thì bị xé làm đôi như xé gà. Từ Khơ me gọi những hành động đấy là Cáp-zùn. Tôi cảm nhận vô số linh hồn oán thù vẫn còn vang lên tiếng khóc ai oán từ vùng núi hang sâu thẳm vọng về. Một cảm giác lạnh sống lưng làm tôi sờ sợ.

http://www.webtrangsuc.com/Teghe/2010/1/1/oanhon2.jpg

Đi vào thị trấn Ba Chúc, tôi ghé qua nhà mồ Ba Chúc nơi lưu dấu hàng ngàn bộ xương già trẻ lớn bé được giữ lại để ghi nhớ tội ác đẫm máu của Pôn pốt KhơMe Đỏ.

http://img369.imageshack.us/img369/6423/p1120235.jpg

Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, bọn diệt chủng Pôn Pốt đã tập trung đánh vào xã Ba Chúc, đốt phá nhà cửa, cướp bóc tài sản, giết người hàng loạt. Qua 11 ngày lấn chiếm (từ 18/4/1978 đến 29/4/1978), giặc đã giết hại hơn 3.000 dân lành. Nhà mồ Ba Chúc được xây dựng trên một khoảng đất giữa hai chùa Phi Lai và Tam Bửu, cách núi Tượng (Liên Hoa Sơn) 100m về hướng đông để ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt.

"...Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, bọn diệt chủng Pôn Pốt đã tập trung đánh vào xã Ba Chúc, đốt phá nhà cửa, cướp bóc tài sản, giết người hàng loạt. Qua 11 ngày lấn chiếm (từ 18/4/1978 đến 29/4/1978), giặc đã giết hại hơn 3.000 dân lành. Nhà mồ Ba Chúc được xây dựng trên một khoảng đất giữa hai chùa Phi Lai và Tam Bửu, cách núi Tượng (Liên Hoa Sơn) 100m về hướng đông để ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt.

Sáng 18/4, sau khi chọc thủng phòng tuyến của du kích xã, bọn Pôn Pốt xua quân vào Ba Chúc. Xã bị dìm trong biển lửa và máu. Những cảnh tượng giết người hàng loạt dã man hơn cả thời trung cổ: Bắn người tập thể, dùng búa đập đầu, cắt cổ; với trẻ em thì chúng xé làm đôi hoặc nắm hai chân đập đầu vào gốc cây, vách tường, bờ đất hay tung lên và xóc lưỡi lê vào cơ thể; với phụ nữ thì bọn dã thú hãm hiếp, dùng dao xẻo **, thọc tầm vông, cán búa hoặc nhét đất đá vào chỗ kín cho đến chết. Những người dân Ba Chúc từng chứng kiến đã rùng mình hồi tưởng và cho đến bây giờ họ vẫn thảng thốt ngạc nhiên tại sao có những kẻ mang khuôn mặt con người mà độc ác, dã man đến như vậy!...

.....nhân dân thường chạy vào chùa trú ẩn vì cứ ngỡ rằng chúng sẽ không giết người trước Ðức Phật từ bi. ... chúng bắn trúng hậu liên Tam Bửu tự. 40 người chết không toàn thây, 20 người bị thương, máu loang đỏ nền chùa, tiếng kêu la cất lên thảm thiết. Sáng hôm sau, giặc tràn vào chùa Tam Bửu và bắt hơn 800 người đang ẩn nấp nơi đây và xua họ đi thảm sát tập thể ở cánh đồng Cầu Sắt và giồng Ông Tướng.

Ðối diện với chùa Tam Bửu là chùa Phi Lai. Ba giờ chiều hôm đó giặc tràn vào đây và xả súng bắn chết tại chỗ 80 người; 100 người khác kinh sợ bỏ chạy cũng bị chúng dùng báng súng và khúc cây đánh chết; 40 người khác nấp dưới bàn thờ Phật cũng bị lựu đạn tung vào chỉ sống sót 1 người.

http://www.photodep.com/photos/37/LOFWI_200908161620425731e6a.jpg
Chùa Phi Lai

Những hang đá trên núi Tượng (Kỳ Lân Sơn trong dãy Thất Sơn) đã trở thành những mồ chôn người tập thể. Trong hang Ba Lê, 50 người trong một dòng họ không còn sót một ai và bên cạnh là giồng Ông Tướng đã vùi thây 100 sinh linh vô tội khác. Hang Cây Da có 17 người vào trốn, chúng xả súng giết ngay 14 người, hiếp dâm chị Chuột rồi dùng cây đâm vào cửa mình cho đến chết, ...., nhân dân Ba Chúc đã gom góp xương tàn của những người xấu số chất đầy cả... mấy chiếc xe bò!...

Tại hang Ðồ Ðá Dựng nằm trong lòng núi Tượng có 72 người trốn, trong đó có 4 cháu nhỏ. Do ở hang lâu ngày thiếu ăn, khát nước và bệnh tật, trẻ la khóc suốt ngày. Ðể đảm bảo bí mật cứu lấy số đông, mọi người phải đau lòng nghĩ đến chuyện bức tử các cháu bé nhưng không ai dám nỡ lòng. Ðến ngày 29/4, một tên nữ Khơme Ðỏ đi do thám và phát hiện tiếng trẻ khóc, thị la lên "thận or" (có người) và chạy đi báo thượng cấp. Trước nguy cơ tất cả bị tàn sát, mọi người quyết định phải tự tay giết 4 cháu bé. Ðứa con trai lên 5 của anh Trần Văn Tỏ biết mình sắp phải chết đã thảng thốt van xin: "Ba ơi! Ðừng giết con!". Anh Tỏ đã cố nén đau thương bóp mũi đứa con trai thương yêu của mình cho đến chết. Rồi tiếp đó là ông Hai Khế, ông Tư Ðức đã lần lượt tự tay giết ba đứa cháu nội của mình. Ba tiếng đồng hồ sau, bộ đội ta tấn công vào, những người dân trong hang Ðồ Ðá Dựng ôm 4 đứa trẻ vẫn còn hơi nóng mà đứt từng khúc ruột...

Bà Hà Thị Nga lúc ấy 39 tuổi. Cả dòng họ trên 100 người của bà đã bị bọn Pôn Pốt giết hại; riêng gia đình bà đã vĩnh viễn mất đi 37 người, từ cha mẹ, anh chị, chồng và 6 đứa con thân yêu. Bà đã tận mắt chứng kiến kẻ thù giết hại những đứa con của mình. Ðứa gái út bị chúng đập đầu ba lần không chết vẫn ngẩng đầu kêu "Mẹ ơi!" đau đến xé lòng. Bà đã ngất xỉu đi và gục lẫn vào đống xác người cho nên thoát chết.

Còn chị Nguyễn Thị Ngọc Sương năm ấy mới 11 tuổi - cha mẹ và tất cả anh chị em đều bị sát hại. Sương kể trong nước mắt: Chiều 18/4, giặc tràn vào chùa Tam Bửu và lùa bà con đi tàn sát tập thể, Sương chạy theo cha. Tại cánh đồng Cầu Sắt - Vĩnh Thông, cha chị cầm tay con mà dặn: "Cha còn 7 đồng bạc, con cầm lấy". Giặc bắn cha chị, xác nằm chung với hàng trăm người khác. Chị cũng bị bắn vào đầu và ngực nhưng may mắn không chết. Ban ngày Sương đi lượm xoài ăn, tối về nằm bên xác cha. Qua 11 ngày đêm, các vết thương trên người chị nhiễm trùng thối rữa ra. Sau thảm họa, chính quyền địa phương đã đưa chị đi bệnh viện điều trị ba tháng sau mới lành. Ông Nguyễn Văn Kỉnh là một trong 300 người bị bọn chúng dẫn đi tàn sát ở cánh đồng Vĩnh Thông. Ông kể, chúng chia từng tốp 20-30 người rồi đồng loạt nã đạn, đến tốp ông Kinh, khi súng nổ ông hoảng sợ chết ngất. Sáu xác người khác phủ lên người ông.

http://vzone.vn/Resources/CornerOld/2009_01_08/2136/3.jpg

Khi tỉnh lại ông bàng hoàng nhìn cảnh tượng xung quanh và muốn chết thật đi khi nhìn thấy đứa cháu ngoại 5 tháng tuổi của mình đang day ** mẹ trong khi người con gái của ông tắt thở tự lâu rồi..."

(Trích quyển Chứng tích của Tội ác)

http://www.phuongnguyen.info/site/wp-content/uploads/P10205810000.jpg
Nhà trưng bày "Chứng tích tội ác của bọn Pôn Pốt"

Tôi vào nhà trưng bày "Chứng tích tội ác của bọn Pôn Pốt" và thấy vô số côn, dao, búa, dùi cui, tầm vông dùng để đập đầu nạn nhân, cưỡng hiếp phụ nữ. Tôi có thể hình dung thật rõ ràng những tội ác qua những hình ảnh trưng bày và nó như đang sống lại sinh động trước mắt tôi. Tôi có thể cảm thấy nỗi đau của hàng ngàn nạn nhân thông qua trực giác khá nhạy bén của mình. Bất giác tôi ứa nước mắt.

Nhà mồ có hình lục giác, mỗi trụ cột đỡ mái nhà được kiến trúc hình tượng như bày tay đẫm máu đang vươn thẳng lên. Bên trong nhà mồ là một khung hộp kính tám cạnh, chứa đựng 1.159 bộ hài cốt gom được của người dân vô tội bị bọn diệt chủng Pôn Pốt thảm sát. Trước đây, nhà mồ trưng bày các hài cốt trong khung kính có thể được nhìn thấy từ ngoài xa.

http://www.vntime.vn/File/image/3730ac83-beb6-4454-bac4-82f70f2464400to1thang5.jpg
Nhà mồ Ba Chúc

Về sau người ta cho che lại bằng cách gắn thêm các cánh hoa sen bao quanh hình lục giác tạo thành bông sen ngụ ý giúp các linh hồn được siêu thoát.

http://a367.yahoofs.com/lifestory/B4NcMPiWGRJEnzIqgGFecg--_9/blog/ap_20100202120921746.jpg?lb_____DISQv8rJU
Hài cốt của những nạn nhân xấu số

Tôi dành chút thời gian cầu nguyện cho các linh hồn tội nghiệp ở nơi đây rồi nhanh chóng rời khỏi khu âm u này. Thật là xót xa cho những người chết theo cái kiểu như vậy. 

Huyền Thoại Kỳ Bí Ở Thất Sơn - Phần 2 - Một Vòng Quanh Bảy Núi

Huyền Thoại Kỳ Bí Ở Thất Sơn (Phần 2)
Một Vòng Quanh Bảy Núi




Vừa qua khỏi cầu Cây me hết thị trấn Tri Tôn đập vào mắt tôi là cả một vùng núi cây cỏ xanh um mát rượi. Núi cao độ khoảng hơn 500m, gió thổi mát lồng lộng, đâu đó thơm thoảng thoảng mùi hoa rừng lạ. Những hàng cây Thốt Nốt (Thốt Lốt) rì rào tán lá. Tiếng chim gì không rõ cứ thỉnh thoảng cất lên từng hồi nghe náo nức lòng. Trời hôm nay cũng đẹp lạ, nắng không gắt mà trải từng cơn ấm áp. Hai bên đường nhà cửa thưa thớt dần khoảng vài trăm mét mới có 1 nhà. Thỉnh thoảng mới có chiếc xe khách chạy băng qua hay 1 chiếc xe bò ì ạch. Tôi bắt gặp tại đây có giống bò trắng sừng nhọn mà tôi từng thấy ở Ấn Độ.  Hầu hết dân vùng này sống nghề làm ruộng, đời sống nghèo khó cơ cực nhưng họ vẫn vui vẫn an lạc. Vùng núi địa linh này nó vậy đó, ai cũng có 1 cách tu thân riêng không nhất thiết phải lệ thuộc vào tôn giáo nào.
Trái Thốt Nốt

Vùng này tiếp giáp với Campuchia nên giao thoa về mọi mặt. Tôi dễ dàng bắt gặp những ngôi chùa Campuchia (chùa Miên - Phật giáo Nam tông) pha trộn đường nét Phật giáo và Ấn giáo. Các dân tộc Chăm cũng ở đây khá nhiều  đủ mọi ngành nghề như: ruộng rẫy, dạy học, mua bán, tu sĩ...

(chùa Xà Tôn)
 Một nét đặc trưng của Miên trong vùng này đó là cây Thốt Nốt. Đó là một loại cây không nhánh kiểu cây Dừa nhưng thân cao to hơn thân dừa, lá thì xòe tán tròn rộng như lá cây Cọ.
(cây Thốt Nốt)

Thốt Nốt trổ quả thành quày, mỗi trái to như trái dừa, hình tròn trịa chứ không nhọn, vỏ màu tím sậm như cà tím. Muốn lấy trái ăn thì phải dùng dao mà bổ từng múi nhỏ cạy lấy phần cơm giống như cơm trái Dừa nước bán dọc theo đường về Cần Giờ của HCM.

(cơm Thốt Nốt còn nguyên vỏ lụa)
(cơm Thốt Nốt sau khi bóc vỏ lụa, cắt nhỏ)

Khác hẳn với những loại trái khác, cơm Thốt Nốt không thể ăn không vì Thốt Nốt không có nước như Dừa nước. Người ta lấy nước Thốt Nốt bằng cách dùng ống tre đã thông ruột thành 1 ống dài. Đầu trên chẻ ra kẹp vào nhiều cuống hoa Thốt Nốt đã cắt đoạn đầu rồi buộc nylon để cho nước trong cuống hoa chảy rỏ theo ruột ống tre treo bên dưới.
(thợ lấy nước thốt nốt)

Thốt nốt là loại cây trồng khoảng ba bốn chục năm mới cao chừng 20 thước. Khi đó cây mới trổ bông vào mùa nắng. Chạng vạng, người ta leo lên thân tre cột sát thân thốt nốt lên tới ngọn, lấy những ống tre đã hong khói diệt khuẩn đeo sau lưng đặt vào vòi bông vừa mới cắt một khúc để lấy dịch. Từ ngọn cây này chuyền sang ngọn cây khác, họ đặt hết những ống tre ấy rồi nhanh nhẹn leo xuống đất. Rạng sáng hôm sau, họ lại leo lên lấy những ống tre hứng đầy dịch thốt nốt đem về nhà...

(chiều tối thợ Thốt Nốt leo đặt ống tre)

(rạng sáng lại trèo lên thu hoạch)

(thân tre dùng để trèo lên)


(ống tre chứa đầy nước Thốt Nốt)
Nếu cắt vào chiều tối và để suốt đêm, các bạn sẽ có khoảng một lít nước có vị ngọt và thơm. Lấy xong phải dùng ngay vì đến chiều nước sẽ chua. Do nước tiết ra rất chậm nên người bán thường ăn gian pha thêm nước. Nước Thốt Nốt này sẽ dùng chung với cơm trái Thốt Nốt và đá lạnh sẽ cho ra 1 hương vị thơm ngon lạ lùng rất riêng. Nếu không có thứ nước này thì trái Thốt Nốt xem như không ăn gì được vì nó nhạt thếch.

Ở Thất Sơn, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên ai lại chẳng biết ông già Khmer Chau Dong, cho dù nhà ông nằm sâu trong xóm nhưng ai cũng biết đó là ông già khiếm thị có tài leo thốt nốt. Người sáng mắt cả ngày trèo lấy nước thốt nốt được chừng 20 cây là cùng, còn như ông Dong trèo được tới 25 cây. Ông chí thú làm ăn đến nỗi đêm xuống vẫn còn ngồi lọ mọ tuốt trên ngọn cây cao. Năm đó, ông Dong đã bước qua tuổi 54, sức khỏe yếu dần. Trong lúc bà Sanh đi lượm củi thì ông Dong đi lấy nước thốt nốt. Lên đến ngọn cây cao chừng 20 m, vừa đặt chân lên nấc thang treo lủng lẳng thì thang gãy, ông ngã xuống đất chết tại chỗ. 40 năm trèo thốt nốt và cuối cùng tử nạn bên cây thốt nốt.

Tôi nhìn hai bên đường có khá nhiều quán xá bán Thốt Nốt lạnh giải khát. Sau khi ngắm nghía địa bàn tôi ghé vào 1 quán có vườn nhà trồng toàn là Thốt Nốt để bảo đảm nước Thốt Nốt là nguyên chất. Mà quả thật trực giác tôi không lầm. Chủ quán đem lên ly Thốt nốt trộn đá (ko có đường), tô thốt nốt thêm, chai nước suối 1/2 L nước Thốt Nốt. Tôi mở nắp chai nước suối nhỏ chế thứ nước đục đục như nước cơm vo hay gần giống với nước tỏi nhân điện vào ly Thốt nốt. Quậy sơ sơ rồi để 1 lát cho cơm Thốt nốt ngấm nước đó.

(1 chai thốt nốt được đến 2 ly)
Tôi dùng thử. Oaw. Thật hết xảy. Tôi ăn liên tục nhiều muỗng mà vẫn chưa thấy đã. Nước Thốt Nốt đã hòa nhập vào cơm Thốt Nốt biến nó thành 1 thứ mềm dai và ngọt không thể tả. Nước thơm một hương vị rất riêng chưa từng gặp ở đâu trong thành phố. Nước mát lạnh tinh khiết có vị ngọt thanh hơn nước dừa lửa, thơm như mùi hoa rừng dại, cơm dòn mềm dai như cơm dừa nước lại ngon hơn cả thạch.

(thốt nốt đá lạnh)

Để có được thu hoạch trái và nước thì cây Thốt Nốt phải tối thiểu 40 năm, để được Thốt Nốt chất lượng cao nhất thì cần phải hơn 100 năm. Cây này mọc nhiều ở đất Miên, mọc lưa thưa quanh vùng Thất Sơn Bảy Núi. Muốn dùng Thốt Nốt bạn phải đợi mùa vào khoảng sau tết đến hết mùa hè. Vào thu Thốt Nốt sẽ hơi lạt có lẽ do mưa nhiều. Ngoài ăn với nước đá, Người ta cũng đã chế biến ra sản phẩm Thốt Nốt đóng hộp bao bì mang về làm quà nhưng tôi không quan tâm vì Thốt Nốt ngon ở chỗ nó còn tươi. Thốt Nốt còn được dùng để tinh luyện thành đường Thốt Nốt thơm ngon khác thường. Cứ 4 lít nước thốt nốt sẽ luyện ra 1 kg đường.

(đường thốt nốt)

Ngoài ra còn nhiều sản phẩm đặc trưng của vùng làm từ thốt nốt như: Bánh Thốt Nốt, bánh bò thốt Nốt, gỏi thốt nốt, chè thốt nốt
(bánh thốt nốt)


(bánh bò thốt nốt)


(gỏi thốt nốt)


(chè thốt nốt)
Về sau, mỗi lần ghé thăm Bảy Núi tôi cũng cố kiếm cho được Thốt Nốt mát lạnh cùng hương vị nước nguyên chất đậm nét Thất Sơn mà không nơi nào có được.
Một Vòng Quanh Bảy Núi

Tôi vừa nằm võng nhâm nhi Thốt Nốt lạnh vừa đưa mắt nhìn toàn cảnh vùng Thất Sơn Bảy Núi. Theo tôi được biết vùng Thất Sơn có rất nhiều núi nhưng chỉ có 7 núi là được tính vào Thất Sơn. Những núi lớn thì không tính và những núi nhỏ như núi Tượng hay núi Nước chỉ là 1 đồi cao cũng tính là 1 núi quan trọng trong 7 núi.
(Bản đồ toàn vùng Thất Sơn)
Bảy ngọn núi chính:
1) Thiên Cẩm Sơn (núi Gấm, núi Cấm, núi ông Cấm)
2) Anh Vũ Sơn (núi Két, núi ông Két)
3) Ngũ Hồ Sơn (núi Dài 5 giếng)
4) Liên Hoa Sơn (núi Tượng)
5) Thủy Đài Sơn (núi Nước)
6) Ngọa Long Sơn (núi Dài)
7) Phụng Hoàng Sơn  (núi Cô Tô, núi Xuân Tô, núi Tô, núi ông Tô)

Lẩm nhẩm tính toán lộ trình trên GPS xong tôi quyết định tham quan một vòng toàn vùng theo diện rộng để nắm sơ lược đường xá, địa hình, đời sống con người vùng Thất Sơn.
Thiên Cẩm Sơn


(núi Cấm)
Theo bản đồ số thì chỗ tôi đang đứng là trục đường chính bao quanh núi Cấm. Tôi đi thêm 1 đoạn nữa thì gặp ngã ba rẽ vào Lâm viên núi Cấm nơi mà các nhà thám hiểm sẽ bắt đầu tìm hiểu núi Cấm bằng xe ôm. Tôi đưa mắt ước lượng và đo đạc bằng bản đồ số. Cao: hơn 700m, Dài: hơn 7000m, Ngang: 7000m.
(ngã rẽ vào Lâm Viên Núi Cấm)


Tôi tìm hiểu thì biết được, xưa núi Cấm tên là núi Gấm (Thiên Cẩm Sơn) tức Gấm Trời. Nhìn là biết ngay, mây lành mượt mà như gấm bao phủ trên các chỏm đá trắng xanh. Về sau đổi thành núi Cấm hay núi ông Cấm do các giả thuyết sau:

a) Hoàng Tử Nguyễn Ánh (sau là vua Gia Long) thua trận bị Tây Sơn truy nã gắt gao đến ẩn trong núi này. Các quan đã cấm dân chúng vào núi, viện lí do có nhiều yêu tinh, lắm độc xà, ác thú. Danh từ núi Cấm xuất phát từ đó.
b) Vùng núi này cỏ cây hoang vu rậm rạp, đá ngang dọc gồ ghề. Nhà chức trách khó khám xét sẽ là nơi thuận tiện cho những tay "anh chị" tụ tập. Để giữ yên mọi sự, các quan cấm dân không được ở trong vùng này. Danh từ núi Cấm từ đó mà ra.
c) Đức Phật Thầy Tây An tiên tri: ngày sau tại đây sẽ có "đền vàng, điện ngọc" của Minh Hoàng nên cấm ko xây cất trên núi không gây ô uế cho chốn linh thiêng. Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng dặn mọi người y vậy. Danh từ núi Cấm từ đó mà ra.
Núi Cấm có 5 cái đỉnh hay chỏm cao (dân địa phương gọi là vồ) còn gọi là 5 non.
Vồ Thiên Tuế  Đông
Vồ Bồ Hong (Điện Bồ Hong)  Tây
Vồ Bà (Điện Bà)  Nam
Vồ Ông Bướm  Bắc
Vồ Đầu    Tây Bắc
Vì thế câu cầu nguyện của của khách hành hương Bủu Sơn Kỳ Hương thường có câu: "Nam mô chư vị Sơn Thần năm non, Bảy Núi... "
Núi Cấm ngày nay đã có đường đèo ô tô lên tận đỉnh núi, người hành hương có thể đi ô tô hay đi xe ôm lên đỉnh. Nơi đây có chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh.

http://phapluattp.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/03/20/12-box.jpg
(Chùa Phật Lớn và Chùa Vạn Linh trên đỉnh núi Cấm)

Rồi từ đây khách sẽ chọn nhiều điểm hành hương khác ở các vồ. Có nhiều nơi để hành hương như Điện Cửu Huyền Thất Tổ, Điện Bà, Điện Ngọc Hoàng, Điện Tổ Tiên Nhân Loại, Điện Quan Thẻ, Điện Chư Thần...
Theo góc nhìn hiện tại thì tôi ở hướng Đông dưới chân núi, có lẽ tôi chỉ thấy được mỗi Vồ Thiên Tuế. Được biết Vồ Thiên Tuế là nơi rất đặc biệt có cả 3 vị vua từng đến đây xóa oan cừu và cũng tại đây Đức Phật Thầy Tây An đã thành đạo. Hôm nay, tôi chỉ giới thiệu sơ lược về núi Cấm như thế. Tôi sẽ quay trở lại núi Cấm sau khi dạo một vòng Thất Sơn.
Tiếp tục xuôi theo con đường bao quanh núi Cấm, tôi chiêm ngưỡng những cánh đồng thốt nốt bạt ngàn đẹp mắt. Sau đó, tôi đi tiếp đến thị trấn Chi Lăng.

(cánh đồng Thốt Nốt)

Mới nghe qua giống ải Chi Lăng trong lịch sử nơi Trần Hưng Đạo phá Mông Cổ hay Lê Lợi chém đầu Liễu Thăng nhà Minh. Không đâu đây chỉ là 1 huyện núi trùng tên với địa danh nổi tiếng mà thôi. Nơi này vẫn lác đác vài chùa Khơme rất đẹp, Tôi dừng chân bên chùa Thơ Mit một ngôi chùa khá nổi tiếng tại Chi Lăng.

(chùa Thơ mit - Chi Lăng)
Con đường tiếp tục dẫn tôi đến một hẻm núi tuyệt đẹp. Hai bên là hai dãy núi to lớn hùng vĩ con đường tôi đi đúng vào khe giữa 2 dãy núi đó.  Tôi vẫn chưa hình dung ra đây là dãy núi nào cho đến khi tôi đến rất gần dãy núi bên phải. Tôi chợt thấy một mỏm đá trắng cao to ở lưng chừng núi có hình giống đầu con chim. Gần như nhảy nhỏm trên xe vì sướng, tôi đã gặp điểm tâm linh kế tiếp. Tôi thốt thầm "núi ông Két đây rồi".
Anh Vũ Sơn


(núi Két)
Tôi dừng lại và ước lượng bằng mắt lẫn Google map. Cao: hơn 200m, Dài: hơn 1000m, Ngang khoảng 1000m.
Núi có mỏm đá như đầu con chim Két ở độ cao hơm 100m lưng chừng núi nên có tên núi Két hay núi ông Két. Hán Văn gọi Két là chim Anh Vũ nên mới có tên là Anh Vũ Sơn.
Núi Két có hơn 20 điểm du lịch tâm linh cũng khá là linh thiêng. Người ta đã xây dựng hẳn một khu du lịch để tham quan bằng cách leo núi. Có nhà nghỉ, bãi đậu xe, quán xá...


(cổng vào khu du lịch núi Két)
Khi quay lại nơi này tôi nhất định phải trèo núi 1 chuyến cho thỏa. Nghe nói nếu mệt mình có thể thuê dịch vụ người cõng hay khiêng lên núi. Núi Két là một danh thắng, là điểm du lịch thiên nhiên, tâm linh. Trong dịp du khách hành hương về vùng Bảy Núi, nhớ ghé qua tham quan khu du lịch Núi Két, tiêu biểu nhất là “ mỏ ông Két” cùng với nhiều truyền thuyết dân gian gắn liền với thời lưu dân mở đất.
Ngũ Hồ Sơn
Một thoáng tò mò, tôi thử nhìn theo hướng mỏ chim Két của núi Két xem ông Két kia ngắm cái gì mà kỹ thế. À thì ra đó là dãy núi bên trái đường đi lúc nãy, có thể ví như một hòn non bộ khổng lồ tuyệt đẹp.  Nó sừng sững uy nghi trông thật hấp dẫn bởi màu xanh của cây ăn trái chen với cây rừng chập chùng từ chân đồi lên tới đỉnh xen kẽ có những vồ đá lộ thiên, thưa thớt, chất chồng quanh sườn núi, khiến du khách phải tò mò, leo thử làm một chuyến để thưởng ngoạn và khám phá những điều kỳ thú về ngọn núi này. Đó chính là dãy Ngũ Hồ Sơn.
(núi Dài 5 giếng nhìn từ xa)

Ngũ Hồ Sơn dân trong vùng gọi là Núi Dài năm Giếng hay còn được gọi là Núi Dài Nhỏ . Với độ cao trên 250m, là ngọn núi cao đứng hàng thứ tư trong Bảy Núi.
Sở dĩ có tên Núi Dài Năm Giếng vì trên núi có năm nơi mặt đất trũng sâu như giếng nước. Tôi kiểm tra trên Google Map thì quả đúng như vậy, có 5 thung lũng sâu xen kẽ  sườn núi chập chùng bao quanh Ngũ Hồ Sơn tạo nên địa hình lồi lõm phức tạp đẹp mắt vô cùng. Tuy nhiên, tên Núi Dài 5 Giếng còn có ý nghĩa khác . Trên núi có vô giếng Tiên nhưng có 5 cái lớn nhất, linh thiêng nhất, là trọng tâm của du khách khi quyết chí leo núi này để tìm thăm. Giếng Tiên là loại giếng lộ thiên quanh năm có nước, giếng có thể có dạng sâu miệng nhỏ hay dạng cạn miệng to như cái ao (loại này giống giếng làng ở miền Bắc) . Giếng xuất hiện trong núi đá và có đường ăn lòn ra mạch nước ngầm trên núi nên không bao giờ cạn nước.
Núi tuy hiểm trở nhưng có nhiều cảnh đẹp, nhiều vườn cây trĩu trái quanh năm, như: ổi, xoài, bưởi, mận, sầu riêng, thanh long v.v... Vừa có trái cây ngon lại vừa có nước Tiên. Thảo nào mà khiến cho ông Két đứng bên kia cứ chăm chăm nhìn sang. Anh Vũ Sơn và Ngũ Hồ Sơn đã tạo thành 1 cặp núi có tính liên hệ được dệt thành vô số truyền thuyết nổi tiếng tại vùng này.
(đầu chim Két nhìn về Ngũ Hồ Sơn)

Tôi tiếp tục đi thẳng theo đường lộ khoảng hơn 1km là đến thị trấn Nhà Bàn. Cái tên đã khá quen thuộc với tôi trong các sấm giảng về Bảy Núi. Trong lời tiên tri, thì Nhà Bàng nằm trong địa danh sẽ tổ chức lễ Hội Long Hoa cụ thể sẽ là nơi lập đài phán xét tội ác của Thập Bát Chư Hầu. Chuyện thiên cơ sẽ bàn trong những tập kế tiếp.
(ngã 3 Nhà Bàng)

Nhà Bàng là thị trấn nhỏ miền núi biên giới. Dân cư thưa thớt chủ yếu tập trung vào các đường quốc lộ. Trung tâm thị trấn chính là ngã 3 nhà Bàng nơi hội tụ của 3 con đường trọng yếu: một đường đi núi Sam - Châu Đốc, một đường đi cửa khẩu Tịnh Biên, một đường đi Tri Tôn (là con đường tôi vừa mới đi). Núi Sam - Châu Đốc cũng là 1 phần của hành trình, nhưng không phải là hôm nay. Tôi rẽ trái để về Tịnh Biên, cũng chính là đi theo đường bao quanh Ngũ Hồ Sơn. Đoạn này đi qua vài điểm rất hoang sơ, mát rượi và đẹp lạ. Bên trái là Ngũ Hồ Sơn cao ngất, bên phải là những đồi nhỏ, cây cối xanh um, khí hậu ôn hòa,  khiến tôi cảm tưởng mình đang đi trên một đèo nào đó ở Bảo Lộc.
Đây là con đường từ Châu Đốc về cửa khẩu nên lượng người thương buôn đi lại khá, xe cộ cũng nhiều. Nơi này còn sử dụng loại phương tiện vận chuyển khá thô sơ là xe đạp lôi. Xe có thể dùng chở người và chở hàng. Một người thanh niên khỏe mạnh mỗi ngày chạy có thể kiếm đủ cơm nuôi vợ con.

(xe lôi chở người hay chở hàng tại Thất Sơn)

Ở chợ biên giới còn có hệ thống siêu thị miễn thuế, giống như ở cửa khẩu Mộc Bài Tây Ninh, hấp dẫn du khách đến thăm vì giá khá rẻ. Tôi thấy vô số, vâng vô số hàng quán Thốt Nốt đá lạnh dọc 2 bên đường (hì, các bảng hiệu lại ghi là Thốt Lốt chả biết có sai chính tả hay không). Tìm hoài không thấy cây Thốt Nốt, tôi đoán người bán chỉ là mua đi bán lại chứ không phải là cây nhà lá vườn. Vào đây ăn Thốt Nốt lạnh thì 90% sẽ không có nước Thốt Nốt nguyên chất dù bảng ghi là Thốt Lốt lạnh nguyên chất.

(một quán "Thốt Lốt" giải khát)
Dù vậy tôi cũng ghé 1 quán bên đường mà các xe du lịch và gắn máy dừng khá đông. Bà chủ quán huyên thuyên kể đủ thứ về cây Thốt nốt, nước thốt Nốt phải mua ở Miên chứ ở xứ mình ko ngon bằng. Tôi chăm chú lắng nghe để học thêm nhiều thứ, vài khách bàn bên cạnh cũng bị hấp dẫn bởi câu chuyện quay đầu sang lắng nghe. Họ vừa nghe vừa nhâm nhi Thốt Nốt để tận hưởng hương vị thực của câu chuyện. Ai nấy tấm tắc khen là Thốt Nốt ở vùng này ngon và hay ghé quán này mua vài chai về làm quà.
Nghe xong, tôi pha nước Thốt Nốt vào ly như lần trước vài hớp thử 1 hớp. Sak, ak ak, nhạt như nước dừa non và không còn thơm lừng như ở Núi Cấm. Biết ngay là bị pha, mọi câu chuyện của bà chủ quán cũng theo đó nhạt dần mất sức hấp dẫn. Vậy ra những người khách mối lâu năm của quán này cũng không biết họ chưa được uống nước nguyên chất bao giờ.
Tôi đi qua một công trường khai thác đá nhỏ ở núi Dài Năm Giếng. Đây là loại đá đẹp là đá xây dựng thuộc nhóm sáng màu mịn hạt và đá ốp lát dùng để trang trí...
Qua hết hơn 4km đồi núi là bước vào một khu vực dân cư sầm uất hơn, đó là thị trấn Tịnh Biên. Tôi thấy có Trung tâm thương mại, chợ Tịnh Biên Sầm uất, khu siêu thị miễn Thuế Mỹ Nhựt cùng hàng tá siêu thị miễn thuế nhan nhản ở đây. Tôi dạo chợ, siêu thị để xem tình hình mua bán tại đây. Cũng như bao siêu thị miễn thuế khác, số tiền tối đa được mua là 500.000 đồng. Vì thế, tự bao giờ đã hình thành một đội ngũ mua thuê tại địa phương để hỗ trợ khách mua hàng. Tôi từng thấy một người mua hàng tổng số tiền vượt quá 5 triệu tức là phải nhờ đội ngũ khoảng 10 người mua hộ.
(chợ biên giới Tịnh Biên)

(Khu thương mại Tịnh Biên)


(siêu thị miễn thuế)


(lúa Campuchia tập kết tại đây)
Hầu như chợ biên giới nào cũng vậy,  mặt hàng rất phong phú, không sợ giả, giá lại rẻ, chủ yếu là hàng Thái. Tại Chợ Tịnh Biên tôi còn thấy họ bán đủ loại côn trùng bọ, bò cạp, nhện,rết, bửa củi, rắn, thú rừng... Nhiều người ở nơi khác đến chợ này săn côn trùng độc về làm "thuốc bổ bà khen".
(hàng bán bò cạp sống)


(mối chúa ngâm rượu)


(Rết núi chiên giòn)


(bò cạp núi chiên giòn)
(thức ăn nhanh fast food côn trùng)


(món khoái khẩu của giới trẻ)


(Bọ rầy ngon hết xảy)

Ai dám thì cứ ăn đi, chứ tôi thì chỉ đứng xa xa mà dòm. Người bán thấy tôi ở xa đến lân la hỏi chuyện cũng vui, nhưng tôi sợ lắm chỉ đứng cách 3m nói chuyện. Bà chủ bò cạp thấy tôi nhát quá bả liền lấy vài con chọi vào tôi rồi cười ha hả. Báo hại tôi vừa chạy vừa phủi mấy con đang bám chặt vào ống quần. Bây giờ kể lại mà thấy vẫn còn khiếp cái chợ côn trùng. Mấy bà này ai dám vào nhà đó làm rể nhỉ, nửa đêm không ưng bụng là giả vở đổ nguyên thau bò cạp từ trần nhà xuống mùng. Ớn.
Tôi ghé qua thăm nhà anh bạn lâu năm cũng ở gần đó. Anh học nhân điện thầy Lương Minh Đáng và năm nào 2 vợ chồng cũng đi Melbourne học lớp mới. Nhân tiện tôi viếng cây Đại Angten Thất Sơn đặt tại chợ Tịnh Biên do anh ta quản lý.

(Đại Angten Thất Sơn tại Tịnh Biên)

Anh bạn mời tôi dùng cơm và 2 vợ chồng kể tôi nghe vô số chuyện hay về Thầy Đáng và những chuyện kỳ lạ tại vùng đất linh thiêng này.