Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Huyền Thoại Kỳ Bí Ở Thất Sơn - Phần 5 - Ăn Chơi là Chính

Huyền Thoại Kỳ Bí Ở Thất Sơn - Phần 5

 Ăn Chơi Là Chính


http://images.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/268/651268.jpg

Tôi lái xe xuôi dọc theo con đường ôm quanh núi Dài. Con đường này sẽ đưa tôi trở lại Tri Tôn thành một vòng khép kín. Hai bên đường ruộng lúa xanh thẳng tắp đến tận chân núi. Trời xanh gió mát, lòng tôi phơi phới. Hít một bầu không khí trong lành hiếm có của vùng hoang sơ cảm nhận vị mát và thanh len vào từng nang phổi. Thỉnh thoảng xe tôi đi vào những cánh đồng thốt nốt trồng đều đặn trên nền cỏ xanh xa tít tắp.



http://sotaydulich.com/userfiles/image/2011/08/22/Sotaydulich_Doc_mien_dat_nuoc_Ve_That_Son_tham_quan_nui_Cam_01.jpg 
( cánh đồng thốt nốt )
Lễ Hội Đua Bò Bảy Núi

Thất Sơn là vùng biên giới với Campuchia nên có sự giao thoa về dân cư, giao thoa về văn hóa, về phong tục tập quán giữa 2 nước. Điển hình là lễ hội đua bò Bảy Núi được tổ chức hàng năm tại Tịnh Biên. Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer, Nam bộ. Mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, trong đó có lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hóa, môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi, An Giang.
Vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch hằng năm, người dân tộc ở đây có lễ cúng ông bà gọi là Lễ Đôn Ta. Trong thời gian này người ta tổ chức lễ hội đua bò tại sân đua bò xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Sau lưng một ngôi chùa lớn-chùa Thamit.
Các đôi bò không chỉ đến từ các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn thuộc nội tỉnh An Giang; mà còn các huyện lân cận như Kiên Lương, Hòn Đất tỉnh Kiên Giang và huyện KiriVong tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia.
Để chuẩn bị cho cuộc đua bò, người ta chọn một khoảnh ruộng bằng phẳng, chiều dài chừng 200 m, ngang 100 m có nước xăm xắp, được “trục” xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao.

http://s24.postimg.org/7rcd0immt/9720418997_119d40c949_o.jpg
 (Lễ hội đua bò Bảy Núi)

Trước khi vào cuộc đua, họ chọn từng đôi bò với nhau, bốc thăm ai sẽ đi trước, đi sau. Nếu trong khi đua, đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua sẽ bị loại và đôi bò sau giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là thắng cuộc. Còn người điều khiển phải đứng thật vững nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa coi như thua cuộc.

Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng 30 cm, dài 90 cm, bên dưới là răng bừa. Người điều khiển bò cầm roi mây hoặc tầm vông có gắn đầu nhọn gọi là cây xà-lul. Khi bắt đầu lệnh xuất phát của trọng tài, người điều khiển chích mạnh cây xà-lul vào mông con bò, bò bị đau phóng nhanh về phía trước, quan trọng là phải chích cho đều cả hai con thì vận tốc của đôi bò mới quyết liệt và hấp dẫn.

  ( người điều khiển cầm xà-lul )

  (Một cuộc giằng co quyết liệt và hấp dẫn)

Mùa lũ  khiến  những người nông dân ngoài việc đổi ngôi thành ngư dân, họ còn đóng vai những “ hiệp sĩ” chân đất phi bò trên đường đua với tốc độ trên 80 km/h với cơn lốc bùn bắn tóe sau lưng. Đua bò ở Bảy Núi là một cuộc đua sau sân chùa của những con bò nhà nông, hàng ngày vẫn cày cấy cùng với người nông dân. Cuộc đua  bò  chỉ  đơn giản là kết quả  của  những trò chơi sau mùa gặt của những người nông dân, một mặt  nhằm giải trí  còn mặt khác tăng khả năng khéo léo trong việc điều khiển bò. Hai tài xế dùng roi tầm vông thúc đầu nhọn vào hông bò, kích cho bò  tăng tốc phi nước đại về đích với  cơn lốc bùn bắn phun tung tóe ra sau bừa gỗ, tốc độ có khi lên tới 70 đến 80 km/h.





http://www.hivietnam.net/vi/docs/2013/03/Cac-dia-diem-tham-quan-o-An-Giang_40.jpg
(tốc độ có khi lên tới 70 đến 80 km/h)

Video Clip về tốc độ 80km/h đến khó tin:


 Sáng sớm bà con đã có mặt đông đảo tại địa điểm đua bò. Có người ở cách xa hàng vài cây số cũng mang theo cả xoong, nồi, mắm, muối nấu ăn tại chỗ để xem cho trọn vẹn cuộc đua. Chỗ xem cũng không cần cầu kỳ như xem bóng đá, đua ngựa hay một số môn thể thao khác, chỉ cần đứng ở vị trí hơi cao so với mặt sân đua hay leo lên bờ bao là đủ. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc không khí lúc nào cũng tưng bừng và hào hứng, tiếng vỗ tay, reo hò, sôi nổi cổ động dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi hoặc những pha về đích gay go, quyết liệt. Làm cho các phum, sóc sôi nổi trong dịp lễ hơn.
Về Xã Vĩnh Trung xem đua bò xong, người ta còn tranh thủ thưởng thức món đặc sản quê dân dã nhưng không kém phần độc đáo, đó chính là Bánh Canh Vĩnh Trung.

Bánh Canh Vĩnh Trung

Đặc sản bánh canh Bảy Núi nức tiếng gần xa, sẽ là thiếu sót nếu du khách không dành chút thời gian để thưởng thức món đặc sản dân dã nổi tiếng phố núi Tịnh Biên. Bánh canh Vĩnh Trung được làm từ loại gạo rất đặc biệt, xin được giới thiệu sơ qua cho các bạn rõ.

Ở Thất Sơn có một giống lúa gạo thơm quý giá của người Khmer được xem là có một không hai. Gạo Neang Nhen, tiếng Việt dịch là Nàng Nhen, tương tự cách gọi gạo Nàng hương, Nàng Xuân hay nàng Thơm chợ Đào của người Việt.

Loại đất pha cát bao quanh chân núi được xem là nơi duy nhất trồng được giống lúa này. Lúa Neang Nhen chịu hạn tốt, ít bị sâu bệnh, không cần phải sử dụng nhiều phân vô cơ và thuốc bảo vệ, sử dụng phân bò là chính, phát triển tốt dựa vào nguồn nước mưa. Vì thế, lúa gạo Neang Nhen có giá trị đặc biệt mà không có bất kỳ loại lúa gạo nào có được.
Gạo Neang Nhen thơm có thân hạt gạo thon dài, bóng, trắng đều, tỉ lệ tấm thấp, bền, không bị gãy vỡ trong quá trình xay xát. Sau khi nấu chín, cơm nở theo chiều dài, nguyên vẹn và không bị đứt khúc, có vị ngọt dịu, mùi thơm đặc biệt pha trộn giữa mùi hương lúa mới và hương vị ngọt ngào của hoa đồng nội. Neang Nhenn được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến, trở thành một giống lúa đặc sản của tỉnh An Giang.

 http://www.raovat123.com/app/raovat123/uploads/8/267361/bdf012100827466ba3187830ac1df7e8.jpg
 Đặc sản gạo Neang Nhen (Nàng Nhen) đã đóng gói

Tôi chả biết Nàng Nhen là nàng nào và cũng không biết gạo của nàng chất lượng ra sao. Nghe đâu gạo này năng suất không cao và giá thành mắc gấp đôi gạo thường. Nhưng tôi đặc biệt thích nhất cái khoảng chịu hạn tốt, kháng được sâu bệnh, không cần bón phân, xịt thuốc, sau mới đến hương vị thơm ngọt của loại gạo đặc sản phố núi này. Đây có thể xem là sản phẩm an toàn của thời hóa chất bao vây như hiện nay. Nếu có điều kiện tôi sẽ ăn cơm bằng gạo này hằng ngày là bảo đảm sức khỏe. Đó là nguyên liệu chính để làm nên món bánh canh nức tiếng mang tên miền đất Vĩnh Trung kia.

Cách đây hàng chục năm, cô Neang Oanh Na (chắc là Nàng Oanh Na còn gọi là nàng Út Oanh Na) vì mê hương vị gạo thơm Neang Nhen nên cất công chế biến bánh canh từ loại gạo ngon trời đất dành cho vùng đất núi này. Món bánh canh giò heo với nước súp mùi vị đậm đà, cọng bánh thơm ngon, giá bình dân đã nhanh chóng thu hút khẩu vị người bản xứ. Ban đầu, chị nấu để bán ở sóc, phục vụ khách tại chỗ. Bánh canh ngon, khách ghé ăn và đồn đãi nên bánh canh của nàng Út Oanh Na trở nên nổi tiếng.



Ban đầu, bánh canh Neang Oanh Na chỉ ăn với cá lóc đồng. Theo đà ăn nên làm ra,  Neang Oanh Na tiếp tục chế biến món bánh canh cá, tôm, canh gà và nay là bánh canh thập cẩm cá tôm, giò heo, gà, chả, tôm khô, mực. Bánh canh Neang Oanh Na thu hút khách du lịch, Việt kiều, dân bản địa bởi nó có điểm lạ so với bánh canh khác, cọng bánh không tròn mà lại dẹp! Bột gạo nhồi ra từ hạt gạo thơm thuần khiết nên cọng bánh dẻo dai cắn cái nghe thơm thơm đầu lưỡi.

 

Bánh canh giò heo
 (Bánh canh Vĩnh Trung- giò heo)


Bánh canh bò viên

(Bánh canh Vĩnh Trung - bò viên)



 Đóng

 (bánh canh Vĩnh Trung-thập cẩm giò heo, gà, bò viên..)


Nước súp ninh nhừ từ xương heo, xương gà, cá đồng, tôm hòa quyện lại với cọng bánh đã thấm đậm ớt cay, ngò gai, lá hành tạo ra dư vị mặn mà khó quên. Song cái độc đáo của bánh canh Neang Oanh Na là ở chỗ nước mắm chấm đặc chế, bánh canh Neang Oanh Na mà chấm với nước mắm thường thì mùi vị lợt lạt, cọng bánh thấm vào đầu lưỡi chẳng còn vị đậm đà. 

Tôi làm một tô bò viên-giò heo xong vẫn còn thấy thòm thèm, đành gọi thêm tô thập cẩm. Vừa ăn vừa nhâm nhi thưởng thức. Quả là bình dị dân dã nhưng vô cùng độc đáo. Nước lèo quá đậm đà với đủ chất ngọt từ xương, cá, mực, gà làm tôi mê mẩn. Sợi bánh ngọt, dai và thơm hương đồng cỏ nội ngào ngạt cả cổ họng. Tôi gắp một ít thức ăn chấm vào nước mắm rồi thử, quả thật là không chê vào đâu được. Trên cả tuyệt vời.


Ngon, lạ miệng, giá lại rẻ từ 10.000-25.000 đồng/tô, bánh canh Neang Oanh Na được chủ nhân thuận cho các quán Vĩnh Trung phổ biến thành món ăn đại trà phục vụ du khách, dân bản địa... Lần hồi món bánh canh Neang Oanh Na được gọi bằng cái tên chung chung là bánh canh Vĩnh Trung. Tiếng bánh canh Vĩnh Trung đã vượt ra khỏi phum sóc, đến với các đô thị lớn, vào các nhà hàng sang trọng. Nhiều thực khách chỉ biết đến địa danh chứ ít người biết được tường tận xuất xứ món ăn. Tới xã Vĩnh Trung bạn có thể thưởng thức bánh canh đặc sắc này mỗi quán đều treo bảng "Bánh canh Vĩnh Trung".

  

Hiện nay Nàng Út Oanh Na vẫn còn bán món này tại quán của mình. Cách chợ Vĩnh Trung chừng 100m -300m về phía núi Cấm, cạnh tỉnh lộ 948 bên phải, quán mang bảng hiệu  đơn giản đề chữ Bánh canh Vĩnh Trung Út Oanh Na . Đây là quán "gốc" theo ý nghĩa và chất lượng truyền thống của món bánh canh. Quán bày biện đơn sơ chuyên bán bánh canh Vĩnh Trung, mở cửa phục vụ du khách gần như suốt ngày. Xung quanh đó, còn một số quán khác cũng bán bánh canh Vĩnh Trung nằm rải rác phố núi Tịnh Biên như Bánh Canh Mỹ Tiên và Út Diễm nhưng không ngon bằng. 


Quán Út Oanh Na luôn đông khách, nhất là vào buổi chiều đến tối. Có những khách vượt 20-30km đến ăn bánh canh. Quán đông, thường xuyên có nhiều đoàn du khách ghé ăn nhưng chủ không “chặt chém”, phục vụ tận tình. Với phong cách bình dị và niềm nở của người dân tộc, quán bánh canh từ lâu vốn đi liền với tên của một xã có đông đồng bào dân tộc Khơme sinh sống, đã khẳng định vị trí của mình trong những món ăn mang phong cách địa phương vùng núi này.


Tôi vừa chạy vừa để tâm tĩnh lặng theo dõi hơi thở chẳng mấy chốc đã đến Tri Tôn. Trong lúc vào cây xăng đổ nhiên liệu, tôi tranh thủ tìm trên định vị và hỏi thăm nơi bán món đặc sản kế tiếp- Món Cháo Bò Tri Tôn. Người ta chỉ ở Chợ Tri Tôn, tôi tìm mãi chả thấy. Người khác chỉ chạy ngược về núi Cấm vừa qua cầu 1 lát là có quán bên tai phải. Tôi đi như chỉ dẫn thì đến chợ Cây me, tôi mới tìm thấy. Thoạt nhìn, tôi thấy nơi bán chả cỏ vẻ ngon lành gì, chỉ là cái bàn thấp lè tè với vài ba cái ghế con bên vỉa hè. Tôi nghĩ cũng chẳng còn sự lựa chọn nào khác đành phải vào ngồi ăn cho bõ công tìm vất vả. Cho đến khi người bán hàng mở nắp cháo ra, một mùi thơm ngát của bò cỏ sữa và một loại mùi trái gì đó rất lạ bay thẳng vào mũi kích thích ngay cái bụng đang thèm ăn làm tôi phải lật đật chú ý.

Cháo Bò Tri Tôn

Muốn có một tô cháo bò thật ngon trước hết người làm phải chọn cho được thịt bò bản địa (bò nuôi tại vùng Bảy Núi), đặc biệt bộ lòng phải làm thật kỹ và thật sạch. Còn tôi thì muốn có một tô cháo bò thật ngon thì chỉ cần tìm cho ra cái quán nấu ngon nhất vùng mà thôi.
Tuy mỗi người có cách chế biến khác nhau, nhưng tô cháo bò nào cũng là tổng hợp của gạo,thịt, gân, đồ lòng và gia vị đi kèm là hành, ngò, gừng xắt nhỏ và các loại rau thơm như mò om, ngò gai. Nồi cháo muốn ngon phải luôn bắc trên bếp than hồng và bộ lòng sau khi luộc chín nên để riêng ra. Sáng sớm tìm chốn điểm tâm mà có được chỗ thưởng thức tô cháo bò thơm ngon, với những miếng thịt chín tái ửng hồng và mấy khoanh lòng trắng đục thì coi như bạn sảng khoái cả ngày. 
Ăn cháo bò phải thong thả, bạn có thể nhẩn nha trò chuyện và từ từ nhâm nhi để tăng thêm cảm giác thèm ăn. Nếm một miếng nghe vị ngọt đậm đà, thơm ngon, khác hẳn với tô cháo lòng ở miệt đồng bằng rất xa. Ngoài việc nhẩn nha nhai những lát thịt bò thái mỏng chín tái ửng hồng trải trên mặt tô cháo, khách còn được thưởng thức cái ngon của lòng bò. Nào một miếng lá sách trắng đục chấm vào chén nước mắm gừng cho vào miệng vừa giòn vừa dai, nào miếng gan đăng đắng vị bùi, nào miếng phổi "phập phều" trong răng lạ miệng, và nữa những miếng phèo nhân nhẩn giòn dai, cùng miếng tủy bò béo ngậy, và lát huyết vừa mềm vừa ngọt đậm,  trong vị mặn cay của nước mắm gừng không thể chê vào đâu được. Đầu lưỡi chưa dứt tê mê thì lại được tận thưởng cảm giác ngon ngọt của miếng huyết bò "tan" chậm trên mặt lưỡi. 

 
  (Tô cháo bò Tri Tôn , thịt bò, lòng bò rau sống và trái trúc)

Muốn cho hương vị thêm đậm đà, bạn có thể dùng kèm với giá sống và rau thơm, đặc biệt là trái trúc, một loại trái đặc hữu của vùng sơn địa Tịnh Biên và Tri Tôn. Múc từng muỗng cháo cho vào miệng, bao nhiêu vị tràn ngập trong kẽ răng, nhưng nổi bật nhất là vị chua thanh của nước trái trúc. Trái này giống như trái chanh nhưng nồng, the hơn nhiều. 

 http://www.thesaigontimes.vn/Uploads/Articles/96360/2f908_anh_2___la_va_trai_truc_dung_lam_gia_vi__cho_c_ac_mon_nau_o_vung_bay_nui.jpg
  (Trái Trúc một loại trái rất giống chanh nhưng ngon hơn)

Có thể nói trái trúc là “phần hồn” của tô cháo bò, dư vị chua thanh của nó sẽ thấm vào tô cháo và từng miếng thịt khiến cho người thưởng thức cảm thấy ngất ngây. Ai thích ăn chua cứ vắt thêm nước rồi thêm chút ớt, chút gừng đểvừa ăn vừa hít hà mới đã. Vị cay của ớt hiểm xanh (hoặc ớt sừng trâu bằm), vị giòn lạt của giá sống cùng mùi rau thơm sẽ khiến bao nhiêu "nặng nề" của thực phẩm hầu như tan biến hết. Tô cháo dần làm "hồi sinh" lục phủ ngũ tạng khách sau một đêm ngủ đầy sảng khoái trong không khí tốt lành của một miền quê núi. Cuộc đời sẽ càng thêm thi vị biết bao nếu như cạnh bên khách còn có vài người bạn chí cốt nhâm nhi ly rượu đế trắng sủi tăm trong một buổi chiều bảng lảng hay một buổi sáng đầy sương, lành lạnh...

Video Clip: Cháo bò trái trúc

Cháo bò là món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Ai đã dùng một lần khó mà quên được cái chất dân dã nhưng thật đậm đà và thú vị. Cháo bò Tri Tôn chỉ có ba nơi bán, mà nơi ngon nhất là bên hông chợ cây Me. Vừa lạ vừa ngon vừa bổ dưỡng vừa rẻ (chỉ khoảng 15.000 đồng/tô) nên cháo bò Tri Tôn được nhiều khách phương xa tìm đến. 

 Ngoài cháo bò Tri Tôn, trái Trúc còn được dùng làm món Gà hấp lá trúc cũng là đặc sản ở Tri Tôn.

Gà Hấp Lá Trúc

Theo ý tôi, bạn nên tìm thử món gà hấp lá trúc, món ngon khó cưỡng với hương vị đặc sắc mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu. Bàn về ẩm thực Bảy Núi, chỉ riêng món rau thôi cũng làm cho nhiều người choáng ngợp về sự giàu có của các loài thảo dã, loại nào cũng hấp dẫn, cũng tạo thêm mùi nhớ… Gà hấp thì đâu đâu bạn cũng có thể tìm gặp, thế nhưng độc đáo ở chỗ lá trúc khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác. Không phải lá trúc lá tre đâu mà đó là một loài cây đặc hữu của vùng Tịnh Biên và Tri Tôn này thôi. Thân cây cũng giống như cây chanh nhưng lá to hơn, trái có lớp vỏ xù xì, nước giống như nước cốt chanh tươi nhưng có vị the và chua hơn nhiều, dùng pha chế với nước mắm, nước cá rất thơm ngon. Lá trúc thì có vị the như lá chanh nhưng nồng và gắt hơn, đem xắt nhuyễn, rắc lên thịt gà luộc hoặc hấp và bò nướng sẽ tạo nên hương vị đặc trưng.

la truc Gà hấp lá trúc 
(Một nhánh trúc còn nguyên lá và trái)

Hiện cây trúc rừng rất quý hiếm vì chỉ còn một số ít trên các phum sóc của người dân tộc. Muốn có lá trúc người ta phải băng rừng leo núi vất vả lắm mới hái được những chiếc lá xanh nguyên vẹn. Chính vì mùi thơm độc đáo của lá trúc mà nhiều nhà hàng đã tìm tòi, trải nghiệm và chế biến thành những món ngon độc đáo phục vụ nhu cầu thưởng thức ngày càng tinh tế của con người, đặc biệt gà hấp lá trúc được coi là món “độc chiêu” của một số nhà hàng, quán ăn ở các huyện miền núi.

Muốn làm vừa lòng thực khách, trước hết phải chọn được gà tơ, loại gà vườn, làm sạch, để nguyên con, ướp gia vị  tiêu, tỏi, hành, bột nêm, bún, nấm, nước mắm hòn rồi đem hấp cách thủy cho đến khi da gà chuyển sang màu vàng tươm mỡ mới đạt yêu cầu. Để mùi lá trúc thấm vào thịt gà, trước khi hấp phải lót một lớp lá trúc dưới thân gà.

Gà khi ăn được chặt hoặc xé nhỏ, lá trúc xắt nhuyễn, rải đều lên thịt gà. Dưới đáy đĩa độn rau ghém bắp chuối, trang trí thêm vài chiếc lá trúc, cà chua, dưa leo, ớt… chỉ nhìn thôi cũng đã thấy ngon.

 
http://www.thdt.vn/WebMedia/TelevisionFiles/TVImages/3835/11052013_DSMSN_002.jpg
(Đặc sản gà hấp lá trúc-chấm muối ớt trúc)

Gắp một miếng thịt gà còn vướng vài sợi lá trúc chấm vào chén muối ớt pha nước trái trúc vừa chua chua vừa cay cay rồi nhai chầm chậm mới thưởng thức hết cái vị thơm ngon của món ăn vừa dân dã vừa sang trọng này.

Không chỉ có bấy nhiêu, khi mệt mỏi cần chút vị ấm, lá trúc còn giúp các tay đầu bếp tài hoa biến tấu thêm nhiều món ngon độc đáo khác như cháo gà nấu lá trúc…. Thưởng thức một lần gà hấp lá trúc – đặc sản Tri Tôn này, thực khách sẽ khó quên.

Hương Trúc

Tôi tìm trên mạng thì biết được, từ xa xưa, đồng bào Khmer ở đây đã biết trồng trúc để ăn trái và lấy lá làm thuốc. Cây trúc dễ trồng, sống rất khỏe, chịu hạn giỏi và cho trái quanh năm. Phổ biến nhất là họ dùng nước trái trúc pha trộn trong các món ăn như gỏi, canh, kho... Trong đó, độc đáo nhất là nước cốt trúc góp phần làm cho hương vị tô cháo bò ở trên thêm quyến rũ. Ngoài ra, không ít phụ nữ Khmer còn dùng trái trúc để gội đầu cho tóc mượt mà và không bị gàu. Hơn 20 năm trước, các lão nông Khmer ở đây đã biết cách dùng nước cốt trúc rơ miệng cho những con bò bỏ ăn vì bị bệnh đẹn ở lưỡi. Hoặc họ giã giập lá trúc, vùi xuống ao hồ để khử khuẩn, giúp cá mau lớn. Do vậy, một số bà con nông dân ở đây hiện đang trồng mới và bảo tồn những cây trúc cổ thụ để lấy lá bán cho các nhà hàng. 

Hương gây mùi nhớ. Nhờ những đặc tính kể trên nên có khoảng 15 hàng quán lớn ở vùng Bảy Núi, thị xã Châu Đốc và TP.Long Xuyên, An Giang đã dùng lá và trái trúc chế biến thành nhiều món ăn lạ miệng như lươn, ếch xào lá trúc, gà ta hấp lá trúc, cá lóc hấp lá trúc...Trong đó, “danh bất hư truyền” có thể kể đến món cháo bò Tri Tôn. Thế nên, dân sành điệu nhận định rằng, bạn về Tri Tôn ăn cháo bò mà thiếu trái trúc thì mất hết hứng thú. Nước cốt trái trúc thơm nồng đậm và lan tỏa khiến bạn mới nghe đã rạo rực, thèm ăn đến khó cưỡng. Đành rằng, thịt và lòng bò Tri Tôn thơm ngọt do dân Khmer An Giang có bí quyết nuôi vỗ béo riêng. Song chính hương vị trái trúc đã tạo nên hương sắc cho tô cháo bò ở đây.

Về những năm sau này, tôi có dịp dẫn 3 người bạn trở lại đây. Thưởng thức các món ăn từ Trúc và nhất là món Cháo Bò ở chợ Cây Me. Một anh bạn trong nhóm đã mê mẩn ngay hương vị của nó và tìm mua cho được 4 cây trúc cho 4 người  mang về nhà trồng. Nhà tôi thiếu đất trồng nên đã gởi nó ở nhà người Cô ở quê nhờ trồng giúp. Hy vọng sẽ có trái trúc ở những năm sau.

Zero Không Vô (còn tiếp...)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét